Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được sử dụng để làm gì theo quy định pháp luật?
- Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được sử dụng để làm gì?
- Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm các khoản dự phòng nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của bảo hiểm nhân thọ có bao gồm phương thức trích lập dự phòng chia lãi chia lãi không?
Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được sử dụng để làm gì?
Theo Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
...
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
...
Như vậy, trong dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thì dự phòng chia lãi được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi.
Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được sử dụng để làm gì? (hình từ internet)
Dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm các khoản dự phòng nào?
Theo khoản 5 Điều 41 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
...
4. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
5. Dự phòng chia lãi bao gồm:
a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố là tổng giá trị của các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện tại của các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm tính đến năm tài chính hiện hành và chưa chi trả;
b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố:
Dự phòng cho phần lãi chưa công bố được trích lập để chi trả lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại.
6. Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, dự phòng chia lãi trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm dự phòng cho phần lãi đã công bố và dự phòng cho phần lãi chưa công bố. Trong đó:
- Dự phòng cho phần lãi đã công bố là tổng giá trị của các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện tại của các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm tính đến năm tài chính hiện hành và chưa chi trả;
- Dự phòng cho phần lãi chưa công bố:
Dự phòng cho phần lãi chưa công bố được trích lập để chi trả lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của bảo hiểm nhân thọ có bao gồm phương thức trích lập dự phòng chia lãi chia lãi không?
Theo Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
...
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của bảo hiểm nhân thọ có bao gồm phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ.
Tức là, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của bảo hiểm nhân thọ có bao gồm phương thức trích lập dự phòng chia lãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?
- Tải về danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật?
- Bản kiểm điểm Đảng viên không phải là cán bộ công chức viên chức mới nhất? Cách viết bản kiểm điểm?
- Nhà xưởng là gì? Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có được xây dựng nhà xưởng không?
- Đơn xin việc là đơn như thế nào? Người lao động có thể nộp đơn xin việc ở đâu theo quy định pháp luật?