Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có được đính chính hay bổ sung không?
- Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có được đính chính hay bổ sung không?
- Việc đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
- Có phải mọi dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính đều sẽ được lưu giữ lâu dài không?
Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có được đính chính hay bổ sung không?
Tại Điều 11 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được đính chính, bổ sung khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu.
Thủ trưởng cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này quyết định việc đính chính hoặc bổ sung thông tin do cơ quan mình cung cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hiệu chỉnh khi có căn cứ để xác định có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ, tài liệu về xử lý vi phạm hành chính đang được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này phải tiến hành truy nguyên thông tin gốc trên tài liệu lưu trữ để xác định thông tin chính xác và tự mình hoặc đề nghị cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tiến hành hiệu chỉnh theo quy định.
Theo đó thì dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vẫn sẽ được đính chính, bổ sung khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu.
Bên cạnh đó dữ liệu này còn được hiệu chỉnh khi có căn cứ để xác định có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ, tài liệu về xử lý vi phạm hành chính đang được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có được đính chính hay bổ sung không? (Hình từ Internet)
Việc đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Tại Điều 13 Thông tư 13/2016/TT-BTP có nội dung hướng dẫn như sau:
Đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được đính chính, bổ sung trong trường hợp có xác nhận bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quy định tại Điều 6 Thông tư này về sự sai sót, nhầm lẫn về dữ liệu hoặc còn thiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan quy định tại Điều 6 Thông tư này quyết định nội dung đính chính hoặc thông tin bổ sung thuộc trách nhiệm cung cấp của cơ quan mình.
Người được phân công hoặc người đứng đầu bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin có trách nhiệm thực hiện việc đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc đính chính hoặc bổ sung thông tin được thực hiện trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thủ trưởng cơ quan quyết định nội dung đính chính hoặc thông tin bổ sung.
4. Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin thực hiện lưu các tài liệu có liên quan đến việc đính chính, bổ sung thông tin theo quy định của pháp luật về lưu trữ sau khi đã đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó thì việc đính chính hoặc bổ sung thông tin được thực hiện trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thủ trưởng cơ quan quyết định nội dung đính chính hoặc thông tin bổ sung.
Có phải mọi dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính đều sẽ được lưu giữ lâu dài không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 20/2016/NĐ-CP thì không phải mọi dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính tại điểm a các khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 20/2016/NĐ-CP đều sẽ được lưu giữ lâu dài.
Các thông tin sau đã qua thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 và Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì sẽ không được lưu giữ lâu dài, gồm có:
- Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với nội dung về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính với nội dung về họ và tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính.
- Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với các nội dung về họ và tên người chưa thành niên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?