Dữ liệu số là gì? Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Dữ liệu số là gì?
Dữ liệu số được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 47/2020/NĐ-CP thì dữ liệu số là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số.
Dữ liệu số mang thông tin số và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong Nghị định này, dữ liệu được hiểu là dữ liệu số.
Dữ liệu số là gì? Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được quản lý theo nguyên tắc nào?
Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được quản lý theo nguyên tắc được quy định tại Điều 9 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
- Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của cơ quan, đơn vị phải được tổ chức, lưu trữ tạo thuận lợi cho việc chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị bên ngoài.
- Việc tạo lập, thông tin dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất các bảng mã danh mục dùng chung, thống nhất với dữ liệu chủ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Các cơ quan nhà nước không được yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan đó đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu.
Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc chung về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu
1. Dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu.
2. Cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính nếu dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, sẵn sàng cung cấp thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu, trừ trường hợp dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Dữ liệu chia sẻ phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật.
5. Dữ liệu chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước là không thu phí, trừ trường hợp khai thác, sử dụng dữ liệu thuộc danh mục được quy định trong Luật Phí và lệ phí.
6. Dữ liệu của cơ quan nhà nước chia sẻ cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác dữ liệu của mình hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân khác khi được tổ chức, cá nhân đó chấp nhận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Các trường hợp ngoài quy định tại điểm a khoản này, dữ liệu của cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và các quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu số trong cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tổ chức được quyền khai thác dữ liệu của mình hoặc dữ liệu của tổ chức khác khi được tổ chức đó chấp nhận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Các trường hợp ngoài quy định tại điểm a khoản này, dữ liệu của cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và các quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Công an có trách nhiệm gì đối với dữ liệu số trong cơ quan?
Bộ Công an có trách nhiệm đối với dữ liệu số trong cơ quan nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
…
4. Bộ Công an
Hướng dẫn, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí xây dựng được xác định bằng phương pháp nào? Tải về phương pháp xác định chi phí xây dựng theo Thông tư 11?
- Phạm vi thực hiện kiểm kê tài nguyên nước như thế nào? Kinh phí kiểm kê tài nguyên nước được bố trí từ nguồn nào?
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?