Dữ liệu giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được tổ chức thế nào? Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước gồm những cơ sở nào?
Dữ liệu giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được tổ chức như thế nào?
Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023 cụ thể như sau:
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 39 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
(1) Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
(2) Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
(3) Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dữ liệu giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được tổ chức như thế nào? Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu giao dịch điện tử dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm những cơ sở nào?
Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023 cụ thể như sau:
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
...
2. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
Quản lý cơ sở dữ liệu giao dịch điện tử quốc gia được quy định như thế nào?
Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định cụ thể như sau:
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
...
3. Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ; đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
đ) Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
...
Theo đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện cụ thể như sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
- Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ;
+ Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?
- Xe máy chở quá số người quy định năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng Nhất là gì? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất là bao nhiêu?