Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng có vốn đầu tư ra nước ngoài 500 tỷ đồng có cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài không?
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng có vốn đầu tư ra nước ngoài 500 tỷ đồng có cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 có quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy vào từng loại dự án cụ thể mà nhà đầu tư cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc không cần phải xin chấp thuận khi đầu tư.
Theo đó, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng có vốn đầu tư ra nước ngoài 500 tỷ đồng cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ theo quy định nêu trên.
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng có vốn đầu tư ra nước ngoài 500 tỷ đồng có cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Nhà nước có hỗ trợ nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư hay không theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
Do đó, Nhà nước không hỗ trợ nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư mà nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài của mình.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Những ngành, nghề nào không được đầu tư ra nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Đầu tư 2020 có quy định cụ thể các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài như sau:
Theo quy định này, các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương;
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Như vậy, các ngành, nghề không được đầu tư ra nước ngoài (hay cấm đầu tư ra nước ngoài) bao gồm các ngành nghề nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?