DS là gì? Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
- DS là gì? Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
- Cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ ký số phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được thực hiện thế nào?
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ bao gồm những dịch vụ nào?
DS là gì? Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. CSCA - Country Signing Certification Authority là thành phần của Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ cấp chứng thư chữ ký số để phát hành hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
10. DS - Document Signer là thành phần ký số dữ liệu chíp trong hệ thống cá thể hóa của cơ quan phát hành hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì DS (hay Document Signer) trong chữ ký số chuyên dùng công vụ là thành phần ký số dữ liệu chíp trong hệ thống cá thể hóa của cơ quan phát hành hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
Bên cạnh đó, thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
1. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công, vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
a) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 27 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm;
b) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 22 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
a) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm;
b) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng;
c) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của IS thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 01 tháng.
Theo đó, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS có hiệu lực tối đa là 22 năm và khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
DS là gì? Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ ký số phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được thực hiện thế nào?
Trình tự cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS phục vụ ký số phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 68/2024/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an thực hiện sinh khóa, tạo yêu cầu chứng thực DS, sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực DS và gửi Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an;
Bước 2: Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực DS hợp lệ, Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực và gửi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
Bước 3: Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực hợp lệ, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS và gửi kết quả về Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an; đồng thời, thông báo cho Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an biết.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ bao gồm những dịch vụ nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 68/2024/NĐ-CP thì dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ cung cấp bao gồm:
- Tạo và phân phối các cặp khóa.
- Cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Gia hạn chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
- Công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Kiểm tra chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trực tuyến.
- Cấp dấu thời gian.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước đầu tiên khi lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính là gì? Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã?
- Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
- Deal lương là gì? Mẫu email deal lương chuyên nghiệp, thuyết phục, hiệu quả dành cho người lao động?
- Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?