Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Ngoài phạt tiền thì người có hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức gì?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 như thế nào?
Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với người có hành vi phá rừng trái pháp luật như sau:
Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
...
Theo quy định nêu trên thì người có hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, nếu tổ chức có hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài phạt tiền thì người có hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức gì?
Theo khoản 13 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Phá rừng trái pháp luật
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
...
Theo đó, hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân, tổ chức đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 là tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm.
Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 như thế nào?
Theo khoản 14 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Phá rừng trái pháp luật
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Như vậy, cá nhân, tổ chức đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
- Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo hồ sơ mời thầu có nằm trong hồ sơ thẩm định phê duyệt không? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm nội dung nào?
- Người gây mất trật tự công cộng ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao bị xử phạt bao nhiêu?
- Việc lập hồ sơ nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư được pháp luật quy định như thế nào?
- Dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 15 gồm những dự án nào?
- Mẫu Báo cáo thống kê số phong trào thi đua? Hướng dẫn ghi Báo cáo thống kê số phong trào thi đua theo Thông tư 2 Bộ Nội vụ?