Đồng ý vào khách sạn có được xem là thuận tình trong tội hiếp dâm hay không? Bị vu khống về tội hiếp dâm thì phải làm sao?

Cho tôi hỏi: Liệu đối phương đồng ý vào khách sạn thì có thoát được tội hiếp dâm hay không? Bị vu khống về tội hiếp dâm thì phải làm sao? Câu hỏi của anh Hùng đến từ Biên Hòa.

Liệu đối phương đồng ý vào khách sạn thì có thoát được tội hiếp dâm hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hiếp dâm như sau:

Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, dựa theo quy định trên chúng ta có thể thấy: Trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào; đối tượng có đồng ý vào khách sạn hay không thì nếu tại lúc thực hiện hành vi quan hệ tình dục mà “trái với ý muốn của nạn nhân” và dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để thực hiện hành vi thì được xem là phạm tội hiếp dâm.

Đồng ý vào khách sạn có được xem là thuận tình trong tội hiếp dâm hay không? Bị vu khống về tội hiếp dâm thì phải làm sao?

Đồng ý vào khách sạn có được xem là thuận tình trong tội hiếp dâm hay không? Bị vu khống về tội hiếp dâm thì phải làm sao? (Hình từ Internet)

Bị vu khống về tội hiếp dâm thì phải làm sao?

Căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trước khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên phạt về một tội phạm nào đó thì vẫn được coi là vô tội, điều này đương nhiên được pháp luật thừa nhận mà không có nghĩa vụ phải chứng minh.

Nếu bên người tố cáo đưa ra được những tình tiết gây bất lợi cho mình thì lúc này nên phối hợp với cơ quan điều tra có thẩm quyền để tìm ra sự thật, còn trong trường hợp việc tố cáo là không có căn cứ pháp lý thì hoàn toàn có quyền đưa đơn tố cáo ngược lại những người đang tố cáo bạn về hành vi vu khống.

Tội hiếp dâm có đơn bãi nại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021) như sau:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy theo quy định trên nếu tội hiếp dâm mà có đơn bãi nại từ bị hại thì vụ án sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố mà trái ý muốn, bị cưỡng ép thì cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng.

Thời hiệu yêu cầu khởi tố hành vi hiếp dâm là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy theo quy định trên thời hiệu yêu cầu khởi tố Tội hiếp dâm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nếu hành vi phạm tội thuộc quy định tại khoản 1 Điều 141 thì thời hiệu yêu cầu khởi tố là 10 năm; thuộc khoản 2, khoản 4 Điều 141 thời hiệu là 15 năm; khoản 3 thời hiệu là 20 năm.

Tội hiếp dâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quan hệ tình dục với teen 16 tuổi có bị khép tội hiếp dâm?
Pháp luật
NNN là ngày gì? Tham gia NNN (No Nut November) để mất kiểm soát dẫn đến hành vi hiếp dâm thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Người phạm tội hiếp dâm tập thể có bị xử tử hình không? Bị hại không có yêu cầu thì có được khởi tố vụ án hiếp dâm không?
Pháp luật
Chơi some nghĩa là gì? Người chơi some là người trên 18 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào nếu tất cả đều tự nguyện?
Pháp luật
Người có hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân đang trong trạng thái say rượu bia mất khả năng nhận thức có phạm tội hiếp dâm không?
Pháp luật
Người hiếp dâm người dưới 16 tuổi làm nạn nhân có thai phải đi tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, phạt tù chung thân hay tử hình? Có xét xử kín đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi không?
Pháp luật
Người có hành vi hiếp dâm sẽ không phải đi tù trong trường hợp nào? Hiểu như thế nào về hành vi hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự hiện hành?
Pháp luật
Hiếp dâm bé gái 12 tuổi dẫn đến nạn nhân có thai thì có bị tử hình không? Khung hình phạt cao nhất áp dụng là gì?
Pháp luật
Có con với người 13 tuổi thì có phạm tội không? Nếu có thì là tội gì theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Pháp luật
Việc chơi thuốc kích dục để quan hệ với người yêu có thể bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội hiếp dâm
2,537 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội hiếp dâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội hiếp dâm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào