Động vật rừng thông thường là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường được quy định ra sao?
Động vật rừng thông thường là gì?
Động vật rừng thông thường được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
...
Theo đó, động vật rừng thông thường được hiểu là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc:
- Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES;
- Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
Động vật rừng thông thường là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường được quy định ra sao? (hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện nào?
Nuôi động vật rừng thông thường được quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này, tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường được quy định ra sao?
Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường được quy định tại Điều 39 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Cơ quan Hải quan xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, tái xuất khẩu vào giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 22 Nghị định này do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp; trả giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu để gửi kèm theo hàng hóa; ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai Hải quan; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Đối với mẫu vật nhập khẩu, Cơ quan Hải quan xác nhận số lượng thực nhập trên giấy phép nhập khẩu, thu và lưu giấy phép nhập khẩu; ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai Hải quan; trả giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do nước xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ nhập khẩu đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Các cơ quan: Kiểm lâm, Thủy sản, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Thú y, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ môi trường, Bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường;
b) Cung cấp thông tin và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam về việc xử lý các vụ vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES theo nội dung yêu cầu của CITES.
Như vậy, thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường thuộc về các cơ quan sau:
(1) Kiểm lâm;
(2) Thủy sản, Hải quan;
(3) Công an, Bộ đội Biên phòng;
(4) Thuế, Quản lý thị trường;
(5) Thú y, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ môi trường, Bảo tồn đa dạng sinh học
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?