Đồng phục Kiểm lâm bao gồm những loại nào? Phụ kiện kèm theo đồng phục Kiểm lâm là những phụ kiện gì?
Đồng phục Kiểm lâm bao gồm những loại nào?
Đồng phục Kiểm lâm bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Mục VI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định về đồng phục của Kiểm lâm như sau:
VI. ĐỒNG PHỤC KIỂM LÂM
1. Bộ quần áo xuân hè
a) Áo dài tay hoặc ngắn tay nam
Màu ánh vàng.
Kiểu áo cổ bẻ hai ve, 2 túi ngực nổi, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đố túi, trên nắp túi trái có chỗ cài bút. Cúc áo loại 17 mm, làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng 2 cành tùng đơn viền xung quanh, áo chia làm 6 cúc (cả cúc cổ). Áo có bật vai đính cúc nhựa cùng màu, cúc bật vai cỡ 12 mm. Thân sau áo làm cầu vai. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm; áo dài tay măng séc tay rộng 55 mm, dài 240 mm; áo ngắn tay gập ra ngoài rộng 35 mm may 2 đường.
Cả hai loại áo ngắn tay và dài tay là kiểu buông, khi sử dụng bỏ áo vào trong quần.
b) Áo dài tay hoặc ngắn tay nữ
Màu ánh vàng.
Kiểu áo cổ bẻ hai ve. Thân trước có 2 túi dưới có nắp liền, chiết 4 ly tạo dáng; thân sau có sống sau xanh te kiểu ký giả. Cúc áo cỡ 22 mm làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng hai cành tùng đơn viền xung quanh, chia làm 5 cúc. Áo có bật vai đính cúc nhựa cùng màu, cúc bật vai cỡ 12 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm; áo dài tay măng séc tay rộng 45 mm, dài 22 mm; áo ngắn tay gập vào trong may 1 đường.
Cả hai loại áo ngắn tay và dài tay là kiểu buông, khi sử dụng không phải bỏ áo vào trong quần.
c) Quần nam
Màu rêu.
Kiểu quần âu, cạp rời, 2 mm chìm; 2 túi dọc chéo, có 1 túi sau 2 viền; thân sau có túi hậu cài khuy kim loại; cửa quần khóa kéo; cạp quần có 6 đai dây lưng, đầu cạp làm 2 móc và 1 túi hãm trong; gấu quần được cắt vát về phía ly trước có đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giày.
d) Quần nữ
Màu rêu.
Kiểu quần âu, cạp rời, 2 mm chìm; 2 túi thẳng; cửa quần khóa kéo; cạp có 6 đai dây lưng, đầu cạp làm 2 móc và 1 túi hãm trong; gấu quần được cắt vát về phía ly trước có đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giày.
2. Bộ quần áo thu đông
a) Áo nam
Màu rêu.
Kiểu ve áo cổ bẻ chữ K; có 4 túi nổi, đáy túi tròn, giữa túi có đố túi, hai túi dưới nổi, nắp túi hình cánh dơi. Áo có 4 cúc 22 mm, cúc túi trên 17 mm, cúc túi dưới 22 mm, cúc làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng hai cành tùng đơn viền xung quanh. Dựng thân trước, có ken vai; vải lót cùng màu với vải chính. Thân sau có xẻ sống. Bật vai đính cúc nhựa cùng màu cỡ 15 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm, có bác tay (không có lé tay).
b) Áo nữ
Màu rêu.
Kiểu ve áo cổ bẻ chữ K; có 2 túi nổi, miệng túi vát, 2 nắp túi có sòi. Áo có 4 cúc 22 mm (màu và hình dáng như mô tả ở phần áo nam), áo có chiết ly tạo dáng. Dựng thân trước, áo có ken vai; vải lót cùng màu với vải chính. Thân sau có xẻ sống. Bật vai đính cúc nhựa cùng màu cỡ 15 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm, có bác tay (không có lé tay).
c) Áo sơ mi trong nam
Màu trắng.
Kiểu áo sơ mi bỏ trong quần, cổ đứng đeo caravat, thân trước bên trái có 1 túi ốp đáy túi trên bên trong có cài bút, nẹp áo có 7 cúc nhựa màu trắng, áo dài tay có măng sét góc măng sét trên có mổ thép tay; thân sau có cầu vai, mỗi bên chếp 1 ly.
d) Áo sơ mi trong nữ
Màu trắng.
Kiểu áo sơ mi cổ đứng đeo caravat, thân trước có chiết ly eo và ly sườn để tạo dáng áo, nẹp áo có 6 cúc nhựa cùng màu vải, thân sau có chiết eo 2 hai bên sườn, áo dài tay có măng séc vuông.
đ) Áo ghile
Màu rêu.
Kiểu áo ghile có 4 túi cơi, phía trên túi cơi nhỏ, túi dưới cơi to, áo không có cổ, thân sau vòng cổ có viền. Đính bằng cúc nhựa 15 mm cùng màu với vải chính, áo có xẻ sườn, thân sau đính chun bản rộng 30 mm.
e) Quần thu đông nam, nữ
Màu sắc và kiểu dáng như đối với quần xuân hè nam, nữ.
3. Áo bông
a) Áo bông nam
Màu rêu.
Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thần trước có hai túi ốp trên có nắp, bản túi có đố túi ở giữa, góc túi tròn, nắp túi có sòi nhọn ở giữa, hai cạnh nắp góc vuông, bên dưới có hai túi bổ chéo ở hai bên. Áo có 4 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 22 mm. Áo có bật vai ở hai bên để đeo cấp hiệu. Tay áo có sống tay, bụng tay, gấu tay áo có cá tay. Thân sau có cầu vai làm xúp; sườn áo có chặn đỉa sườn, có dây đai thắt, có khóa nhựa ở đai áo, đầu khóa bằng nhựa cùng màu vải. Bên trong áo có bông trần ở thân trước, thân sau, tay áo, hai bên lót thân trước có bổ túi lót kéo khóa, bên trong cửa tay áo có bo mút cửa tay, ngoài cửa tay có cá tay và đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm; nẹp áo bên trong kéo khóa; các đường diễu cổ, nẹp, túi, bật vai, cá tay diễu 5 mm. Áo có 2 túi ngực ốp nổi, nắp lượn hình cánh nhạn được đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm, giữa bị túi có đố, đáy túi may lượn tròn. Hai túi sườn phía dưới bổ chìm, miệng túi cơi 40 mm may chếch lên về phía nẹp áo. Phía trong lót có 2 túi lót ngực ở thân trước. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm.
b) Áo bông nữ
Màu rêu.
Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thân có 2 túi bổ chéo ở dưới eo áo; áo có 4 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 22 mm; vai áo có bật vai để đeo cấp hiệu; tay áo kiểu vest có cá tay; thân sau có đề cúp thân sau, eo áo có chun ngầm, có cúc tăng giảm eo theo cỡ người; bên trong áo có lót bông trần, bên trong thân trước có túi lót, gấu tay áo bên trong có bo mút cửa tay, ngoài cửa tay có cá tay và đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm; nẹp áo bên trong kéo khóa, các đường diễu cổ, nẹp, túi, bật vai, cá tay diễu 5mm. Hai túi sườn phía dưới bổ chìm, miệng túi cơi 40mm may chếch lên về phía nẹp áo. Phía trong lót có 2 túi lót ngực ở thân trước. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm.
4. Lễ phục
Màu trắng hồng.
Kiểu dáng tương tự như quần áo nam, nữ thu đông; tay áo không đính phù hiệu Kiểm lâm.
Như vậy, đồng phục của Kiểm lâm bao gồm:
+ Bộ quần áo xuân hè;
+ Bộ quần áo thu đông;
+ Áo bông;
+ Lễ phục.
Chi tiết từng loại trang phục thì anh tham khảo như trên anh nha.
Phụ kiện kèm theo đồng phục Kiểm lâm là những phụ kiện gì?
Căn cứ vào khoản 5 Mục VI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định về phụ kiện kèm theo đồng phục Kiểm lâm như sau:
5. Phụ kiện kèm theo đồng phục
a) Biển tên (Mẫu số 9)
Biển tên Kiểm lâm hình chữ nhật làm bằng kim loại, màu xanh lá cây, dài 85 mm, rộng 20 mm, bên trái in Kiểm lâm hiệu thu nhỏ, bên phải in họ, tên của người sử dụng, hai bên phân biệt bằng vạch kẻ màu trắng.
b) Biểu tượng Kiểm lâm (Mẫu số 10)
Biểu tượng Kiểm lâm hình cánh nhạn mạ màu vàng, làm bằng kim loại, phía trước có lá chắn, ở giữa lá chắn có chữ KL màu xanh. Biểu tượng Kiểm lâm được đeo trên ve cổ áo.
c) Mũ Kêpi
Mũ Kêpi thường dùng: Màu rêu, phía trước có lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, thấp dần về phía trước. Có 2 dây coóc đông được tết bằng sợi kim tuyến màu vàng, hai đầu đính cúc kim loại mạ màu vàng, trên mặt cúc có hình ngôi sao 5 cánh nổi. Lót cầu mũ làm bằng vải tráng nhựa, phía trong được gắn bột xốp tạo độ êm khi đội mũ. Thành mũ phía trước được dựng bằng nhựa mỏng để tạo dáng; hai bên thành mũ có đính 4 ôđê tạo sự thông thoáng; phía trước mũ đính Kiểm lâm hiệu.
Mũ Kêpi lễ phục: Màu trắng hồng cùng màu quần áo lễ phục. Kiểu dáng như đối với mũ Kêpi thường dùng.
d) Mũ cối
Mũ cối có phần cốt được làm bằng nhựa tổng hợp, độ cứng phần cốt mũ đảm bảo chịu được nước, ẩm ướt không bị mủn; vải lợp mũ màu rêu; quai mũ có chất liệu da thuộc hoặc nhựa tái sinh. Mũ cối khi sử dụng được gắn Kiểm lâm hiệu ở phía trước.
đ) Caravat: Màu rêu; kiểu thắt sẵn có khoá kéo, có chốt hãm tự động.
e) Dây lưng: Chất liệu da màu nâu sẫm, bản rộng 35 mm; khoá bằng kim loại màu vàng, ở giữa mặt khoá có vòng tròn phía trong có chữ "KL" màu vàng nhạt.
g) Cặp tài liệu: Chất liệu giả da màu đen có khóa và chia ngăn đựng tài liệu.
h) Bộ quần áo mưa: Chất liệu nilon, áo riêng, quần riêng.
i) Tất chân: Chất liệu nilon hoặc dệt kim.
k) Giầy da: Chất liệu da màu đen, thấp cổ, đế dầy cao trung bình, có dây buộc.
l) Giầy đi rừng: Chất liệu vải màu rêu, kiểu cao cổ, buộc dây để bảo vệ mắt cá chân, chống sai khớp chân khi trượt ngã trong khi đi rừng.
Như vậy, phụ kiện kèm theo đồng phục kiểm lâm bao gồm:
a) Biển tên (Mẫu số 9)
b) Biểu tượng Kiểm lâm (Mẫu số 10)
c) Mũ Kêpi
d) Mũ cối
đ) Caravat
e) Dây lưng
g) Cặp tài liệu
h) Bộ quần áo mưa
i) Tất chân
k) Giầy da
l) Giầy đi rừng
Niên hạn sử dụng đồng phục của Kiểm lâm là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Mục VII Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP về số lượng, niên hạn sử dụng đồng phục Kiểm lâm như sau:
VII. SỐ LƯỢNG, NIÊN HẠN SỬ DỤNG
TT | Tên | Số lượng | Niên hạn sử dụng | Ghi chú |
1 | Kiểm lâm hiệu |
|
| Cấp kèm theo mũ |
2 | Phù hiệu Kiểm lâm |
|
| Đính kèm theo áo |
3 | Cấp hiệu | 01 bộ | 01 năm |
|
4 | Giấy chứng nhận Kiểm lâm | 01 Giấy | Tối đa 05 năm |
|
5 | Bộ quần áo xuân hè | 01 bộ | 01 năm | Cấp lần đầu 2 bộ |
6 | Bộ quần áo thu đông | 01 bộ | 02 năm | Cấp lần đầu 2 bộ |
7 | Áo bông | 01 chiếc | 02 năm |
|
8 | Bộ quần áo lễ phục | 01 bộ | 05 năm |
|
9 | Biển tên | 01 chiếc | 01 năm |
|
10 | Biểu tượng Kiểm lâm | 01 bộ | 01 năm |
|
11 | Mũ Kêpi thường dùng | 01 chiếc | 02 năm |
|
12 | Mũ Kêpi lễ phục | 01 chiếc | 05 năm |
|
13 | Mũ cối | 01 chiếc | 01 năm |
|
14 | Caravat | 01 chiếc | 02 năm |
|
15 | Dây lưng | 01 chiếc | 02 năm |
|
16 | Cặp tài liệu | 01 chiếc | 02 năm |
|
17 | Bộ quần áo mưa | 01 bộ | 02 năm |
|
18 | Tất chân | 02 đôi | 01 năm |
|
19 | Giầy da | 01 đôi | 01 năm |
|
20 | Giầy đi rừng | 01 đôi | 01 năm |
|
Tùy theo điều kiện thực tế và khí hậu của từng khu vực, cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền quyết định việc cấp phát đồng phục theo số lượng, niên hạn sử dụng cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?