Đông chí là gì? Ngày Đông chí là gì? Ngày đông chí là ngày nào trong năm? Ngày Đông chí có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động?
Đông chí là gì? Ngày Đông chí là gì? Ngày đông chí là ngày nào trong năm?
>>> Xem thêm: Ngày 21 12 là ngày gì? Ngày 21 12 có sự kiện gì? Ngày 21 12 có gì đặc biệt?
Đông chí hay Tiết Đông chí là một trong 24 tiết khí theo lịch Trung Quốc cổ đại, khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, được coi là một bước ngoặt quan trọng trong chu trình thiên nhiên, tượng trưng cho sự kết thúc chu kỳ tối tăm và sự bắt đầu của ánh sáng.
Đông chí thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12 Dương lịch (sau tiết Đại tuyết) và kết thúc vào khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng 01 của năm sau, trước khi tiết Tiểu hàn bắt đầu.
Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương, trong ngày Đông chí, ở Bắc Bán cầu xảy ra hiện tượng ngày ngắn và đêm dài nhất trong năm. Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng xa Mặt Trời ở bán cầu Bắc, khiến ánh sáng Mặt Trời chiếu đến khu vực này trong thời gian ngắn hơn.
Ngược lại, tại Nam Bán cầu, trục Trái Đất nghiêng gần Mặt Trời hơn, dẫn đến hiện tượng ngày dài và đêm ngắn nhất trong năm. Đây là kết quả của sự nghiêng trục Trái Đất và quỹ đạo hình elip của hành tinh quanh Mặt Trời, tạo nên sự khác biệt rõ rệt về độ dài ngày đêm giữa hai bán cầu trong cùng thời điểm.
Ở nhiều nền văn hóa, Đông chí mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ là sự kiện thiên văn mà còn là dịp để tổ chức các hoạt động và lễ hội mừng mùa đông, thể hiện sự gắn kết với tự nhiên, tôn vinh sự chuyển giao và khởi đầu mới.
Năm 2024, ngày Đông chí sẽ là ngày 21 tháng 12 (thứ Bảy), nhằm ngày 21/11 âm lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đông chí là gì? Ngày Đông chí là gì? Ngày đông chí là ngày nào trong năm? Ngày Đông chí có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động? (Hình từ Internet)
Ngày Đông chí có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, những ngày nghỉ lễ tết của người lao động bao gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày Đông chí không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Đông chí của người lao động được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người lao động như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày ngày Đông chí được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu ngày Đông chí rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu ngày Đông chí rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
- Nếu ngày Đông chí rơi vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp phải được lấy ý kiến của ai? Trường hợp mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát xây dựng mới nhất? Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng?
- Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?