Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm nội dung gì? Trường hợp nào từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Tài liệu, chứng cứ, hiện vật có thể kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Theo Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP) quy định về tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ như sau:
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:
a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;
b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Theo đó, tài liệu, chứng cứ, hiện vật có thể kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương (nếu có).
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm nội dung gì? Trường hợp nào từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm nội dung gì?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về nội dung đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
- Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
- Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).
Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin như:
+ Cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu,
+ Cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp,
+ Đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm;
+ Nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
- Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
- Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
Trường hợp nào từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Tại Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ như sau:
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).
2. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đơn.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
b) Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;
c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
5. Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Căn cứ quy định trên, từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn ấn định bổ sung tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
- Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;
- Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử hay trên giấy? Quy định về việc khai bổ sung đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan?
- Xây dựng Quy chế tiền thưởng năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức như thế nào? Lưu ý khi xây dựng Quy chế tiền thưởng?
- Hướng dẫn giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp mới nhất như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024?