Đơn vị tiếp và làm việc với khách của Bộ Công Thương phải có mặt trước bao nhiêu phút để chuẩn bị và đón khách đến thăm?
- Lễ phục của cán bộ công chức khi đón tiếp khách của Bộ Công Thương được quy định như thế nào?
- Việc đón khách tại Trụ sở cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?
- Đơn vị tiếp và làm việc với khách của Bộ Công Thương phải có mặt trước bao nhiêu phút để chuẩn bị và đón khách đến thăm?
- Các cuộc tiếp và làm việc của Lãnh đạo Bộ Công Thương có cần phải ghi biên bản không?
Lễ phục của cán bộ công chức khi đón tiếp khách của Bộ Công Thương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về trang phục, lễ phục đón tiếp khách như sau:
Trang phục, lễ phục đón tiếp khách
1. Khi thực hiện nhiệm vụ đón tiếp khách, cán bộ, công chức phải sử dụng trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với tính chất, nội dung buổi đón tiếp. Cán bộ, công chức không được tham gia tiếp khách nếu không đảm bảo yêu cầu về trang phục.
2. Lễ phục của cán bộ, công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài:
a) Lễ phục của nam cán bộ, công chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat.
b) Lễ phục của nữ cán bộ, công chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ.
Như vậy, theo quy định trên thì lễ phục của cán bộ công chức khi đón tiếp khách của Bộ Công Thương được quy định như sau:
- Lễ phục của nam cán bộ công chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat;
- Lễ phục của nữ cán bộ, công chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ.
Lễ phục của cán bộ công chức khi đón tiếp khách của Bộ Công Thương được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đón khách tại Trụ sở cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về tổ chức đón khách như sau:
Tổ chức đón khách
1. Thực hiện các hình thức đón tiếp phù hợp với từng hoạt động cụ thể của từng đoàn theo đúng nghi thức và các quy định về lễ tân.
2. Trường hợp đón khách tại sân bay, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ xây dựng kế hoạch đón tiếp tại sân bay, trong đó xác định rõ thành phần đón đoàn, thời gian, kịch bản, phương tiện, trang phục đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.
3. Đón khách tại Trụ sở cơ quan Bộ:
a) Đối với khách của Lãnh đạo Bộ: Cán bộ Lễ tân có nhiệm vụ đón, hướng dẫn khách đến địa điểm, vị trí tiếp khách của Lãnh đạo Bộ. Trường hợp khách có chức danh từ Bộ trưởng trở lên hoặc tương đương, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phân công người phối hợp cùng Lễ tân đón khách.
b) Đối với các trường hợp khác: Đơn vị chủ trì có trách nhiệm phân công người đón và hướng dẫn khách đến địa điểm tiếp, làm việc.
c) Người được phân công đón khách phải có mặt trước giờ hẹn tối thiểu 10 phút với trang phục theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Việc đón khách tại Trụ sở cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như sau:
- Đối với khách của Lãnh đạo Bộ: Cán bộ Lễ tân có nhiệm vụ đón, hướng dẫn khách đến địa điểm, vị trí tiếp khách của Lãnh đạo Bộ. Trường hợp khách có chức danh từ Bộ trưởng trở lên hoặc tương đương, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phân công người phối hợp cùng Lễ tân đón khách.
- Đối với các trường hợp khác: Đơn vị chủ trì có trách nhiệm phân công người đón và hướng dẫn khách đến địa điểm tiếp, làm việc.
- Người được phân công đón khách phải có mặt trước giờ hẹn tối thiểu 10 phút với trang phục theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Đơn vị tiếp và làm việc với khách của Bộ Công Thương phải có mặt trước bao nhiêu phút để chuẩn bị và đón khách đến thăm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về tiếp và làm việc với khách như sau:
Tiếp và làm việc với khách
1. Các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp và làm việc với khách phải có mặt trước giờ tiếp 10 phút để chuẩn bị và đón khách đến thăm, làm việc.
2. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước khi tiếp khách. Nội dung trao đổi phải có trọng tâm, ngắn gọn, rõ ràng.
3. Việc tiếp khách phải chu đáo, văn minh, lịch sự theo đúng nghi thức lễ tân đồng thời phù hợp với tập quán của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị tiếp và làm việc với khách của Bộ Công Thương phải có mặt trước giờ tiếp 10 phút để chuẩn bị và đón khách đến thăm, làm việc.
Các cuộc tiếp và làm việc của Lãnh đạo Bộ Công Thương có cần phải ghi biên bản không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về ghi biên bản như sau:
Ghi biên bản
1. Tất cả các cuộc tiếp và làm việc của Lãnh đạo Bộ với khách đều phải được ghi biên bản.
2. Trường hợp Lãnh đạo Bộ tiếp và làm việc với khách trong nước tại Hà Nội, đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ ghi biên bản. Trường hợp Lãnh đạo Bộ tiếp và làm việc với khách trong nước tại thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chủ trì phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh ghi biên bản.
3. Trường hợp Lãnh đạo Bộ tiếp và làm việc với khách nước ngoài, đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm ghi biên bản.
Như vậy, theo quy định trên thì tất cả các cuộc tiếp và làm việc của Lãnh đạo Bộ Công Thương với khách đều phải được ghi biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?