Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị hội nghị căn cứ vào đâu?
- Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị hội nghị căn cứ vào đâu?
- Thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội nghị là khi nào?
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức hội nghị của VKSND tối cao tuân theo những nguyên tắc nào?
- Việc quản lý, tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị hội nghị căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 giải thích thì Hội nghị là cuộc họp bàn những vấn đề cụ thể để đánh giá quá trình công tác của cơ quan, đơn vị trong một thời điểm nhất định và bàn phương hướng trong thời gian tới; thể hiện tính hành chính, kết thúc hội nghị có ban hành kết luận.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về đăng ký tổ chức như sau:
Đăng ký tổ chức
1. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, căn cứ nhiệm vụ hằng năm lập danh sách chi tiết về từng hội nghị, hội thảo; phối hợp với: Văn phòng, Vụ 14, Cục 2, Cục 3 VKSND tối cao để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị. Đăng ký tổ chức cần làm rõ một số nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Lĩnh vực, nội dung tổ chức;
c) Đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện;
d) Thành phần và số lượng đại biểu;
đ) Hình thức, địa điểm tổ chức (trực tiếp, trực tuyến);
e) Dự kiến thời gian thực hiện;
g) Xây dựng tài liệu và hình thức phát tài liệu;
h) Phân công trách nhiệm tổ chức;
i) Nguồn kinh phí;
k) Thông báo các cơ quan báo chí, truyền hình (nếu có);
l) Các công việc khác (nếu có).
...
Theo quy định trên, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, căn cứ nhiệm vụ hằng năm lập danh sách chi tiết về từng hội nghị; Đồng thời phối hợp với: Văn phòng, Vụ 14, Cục 2, Cục 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị.
Đăng ký tổ chức Hội nghị cần làm rõ một số nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu;
- Lĩnh vực, nội dung tổ chức;
- Đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện;
- Thành phần và số lượng đại biểu;
- Hình thức, địa điểm tổ chức (trực tiếp, trực tuyến);
- Dự kiến thời gian thực hiện;
- Xây dựng tài liệu và hình thức phát tài liệu;
- Phân công trách nhiệm tổ chức;
- Nguồn kinh phí;
- Thông báo các cơ quan báo chí, truyền hình (nếu có);
- Các công việc khác (nếu có).
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội nghị (Hình từ Internet)
Thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội nghị là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Đăng ký tổ chức
...
2. Thời gian các đơn vị đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo trước ngày 30/11 hằng năm. Dự kiến thực hiện từ 01 đến 03 tháng trước khi diễn ra hội nghị, hội thảo.
3. Đối với các hội nghị, hội thảo có sự tham gia, tài trợ Quốc tế, có thể đăng ký sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm 30/11 hằng năm.
Theo đó, thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội nghị trước ngày 30/11 hằng năm. Dự kiến thực hiện từ 01 đến 03 tháng trước khi diễn ra hội nghị.
Đối với các hội nghị có sự tham gia, tài trợ Quốc tế, có thể đăng ký sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm 30/11 hằng năm.
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức hội nghị của VKSND tối cao tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Bảo đảm thống nhất công tác quản lý các hoạt động đăng ký, phê duyệt và tổ chức hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao.
2. Đảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống lãng phí.
3. Tuân thủ quy định của Nhà nước và VKSND tối cao.
4. Khuyến khích việc tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến.
Theo đó, khi tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần bảo đảm thống nhất công tác quản lý các hoạt động đăng ký, phê duyệt và tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống lãng phí, tuân thủ quy định của Nhà nước và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khuyến khích việc tăng cường tổ chức các hội nghị bằng hình thức trực tuyến.
Việc quản lý, tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo
1. Viện trưởng VKSND tối cao thống nhất việc quản lý, tổ chức, hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao và phân công cho các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách thực hiện.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, thành phần, nội dung đã được phê duyệt (việc cử công chức tham dự một số hội nghị hội thảo đi bằng phương tiện máy bay phải thật sự cần thiết, tránh lãng phí); thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ bí mật và các quy định trong việc thông tin tuyên truyền.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất việc quản lý, tổ chức hội nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phân công cho các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách thực hiện.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành hội nghị theo đúng chương trình, thành phần, nội dung đã được phê duyệt, thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ bí mật và các quy định trong việc thông tin tuyên truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?