Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?
- Ai có quyền sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng?
- Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo mấy hình thức?
- Công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có nội dung về văn bản quy phạm pháp luật không?
Ai có quyền sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định thẩm quyền công khai tài sản công như sau:
Thẩm quyền công khai tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Chính phủ.
2. Chỉ huy đơn vị (người đứng đầu) các cấp; Chủ tịch, Tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là chỉ huy đơn vị) thuộc hệ thống tổ chức của Bộ Quốc phòng được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Chỉ huy đơn vị (người đứng đầu) các cấp; Chủ tịch, Tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là chỉ huy đơn vị) thuộc hệ thống tổ chức của Bộ Quốc phòng được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?
Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo mấy hình thức?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức công khai tài sản đặc biệt
1. Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công khai tài sản đặc biệt theo hai hình thức, gồm:
a) Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
2. Chỉ huy đơn vị chủ trì cuộc họp chuyên đề với cơ quan chức năng và cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, công bố nội dung công khai tài sản đặc biệt quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về tài sản đặc biệt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền, bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt theo hai hình thức, gồm:
- Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
Công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có nội dung về văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định như sau:
Nội dung công khai tài sản đặc biệt
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt.
2. Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản đặc biệt; bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản đặc biệt sau khi loại khỏi biên chế.
3. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản đặc biệt (số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng; số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; diện tích đất quốc phòng bị cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị lấn chiếm, cho mượn làm nhà ở gia đình quân nhân và sử dụng khác; biện pháp giải quyết); tình hình quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt (cấp công trình, năm đưa công trình vào sử dụng, diện tích sàn).
Theo quy định trên, Đơn vị thực hiện công khai tài sản đặc biệt gồm những nội dung sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt.
- Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản đặc biệt; bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản đặc biệt sau khi loại khỏi biên chế.
- Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản đặc biệt; tình hình quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt.
Do đó, Công khai tài sản đặc biệt tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có nội dung về văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt và những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng? Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
- Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ tại thời điểm nào? Cuộc họp Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?