Đơn vị thi công xây dựng khi đắp cơ đê thuộc hệ thống đê sông mà không có máy trắc đạc thì phải làm như thế nào?
Đơn vị thi công xây dựng khi cải tạo đê cũ thuộc hệ thống đê sông phải đáp ứng những quy định chung nào?
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9165:2012 về quy định chung mà đơn vị thi công xây dựng khi cải tạo đê cũ hệ thống đê sông phải đáp ứng là:
- Đơn vị thi công phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu quản lý chất lượng quy định, các điều kiện cụ thể nơi đắp đê, nghiên cứu chấp hành các điều khoản trong tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn quy chuẩn có liên quan đã ban hành để tiến hành lập thiết kế tổ chức thi công, trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Trong quá trình thi công, nếu xảy ra những vấn đề lớn có nguy hại đến an toàn của đê cần phải báo cáo về đơn vị quản lý đê, để quyết định phương án xử lý. Trong thời gian chờ đợi, công trường phải có biện pháp ngăn ngừa các tác hại đó.
Đơn vị thi công xây dựng khi cải tạo đê cũ thuộc hệ thống đê sông phải đáp ứng những quy định chung nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị thi công xây dựng khi đắp cơ đê thuộc hệ thống đê sông mà không có máy trắc đạc thì phải làm như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9165:2012 về yêu cầu về đo đạc và cắm tuyến đê cụ thể như sau:
4. Yêu cầu về đo đạc và cắm tuyến đê
4.1 Trước khi thi công chủ đầu tư phải bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu thi công toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ và theo các quy định hiện hành về xây dựng cơ bản.
4.2 Khi giao tuyến đê mới nếu các cọc tuyến bị mất, thì chủ đầu tư phải tiến hành bổ sung đầy đủ trước khi bàn giao cho đơn vị thi công.
4.3 Đắp đê mới: khi xác định các điểm khống chế nhất thiết phải dùng máy trắc đạc.
Đắp áp trúc: Khi đắp cơ đê, nếu không có máy trắc đạc thì dựa vào tim đê cũ làm chuẩn và có thể dùng dụng cụ thô sơ để xác định vị trí và kích thước mặt cắt cần phải đắp thêm.
Như vây, đối với đắp áp trúc: khi đắp cơ đê, nếu không có máy trắc đạc thì dựa vào tim đê cũ làm chuẩn và có thể dùng dụng cụ thô sơ để xác định vị trí và kích thước mặt cắt cần phải đắp thêm.
Trong đó, Máy trắc đạc là danh từ chung để chỉ các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong công tác đo đạc và xác định vị trí. Mỗi loại máy lại có chức năng và ứng dụng cho từng công việc cụ thể khác nhau.
Lưu ý 1: Máy móc đo đạc phải có độ chính xác phù hợp với yêu cầu:
- Sai số khi đo cao trình giữa hai lần đo đi và về không được vượt quá ± 25 mm Ör (r là số cây số bình quân của chiều dài đường ngắm giữa hai lần đo đi và về của đoạn đo).
- Sai số khép kín góc là ± 20" Ön (n là số góc đo).
Lưu ý 2: Những điểm khống chế cao trình phải đặt ở những nơi không chịu ảnh hưởng lún của đê, không trở ngại tới thi công, đo đạc và bảo quản dễ dàng.
Điểm khống chế mặt bằng và điểm khống chế cao độ xung quanh đê phải ghi số liệu rõ ràng, lập thành bản đồ. Phải quy định thời gian kiểm tra thường xuyên, nếu mất hoặc hư hỏng phải lập tức khôi phục ngay.
Lưu ý 3: Tất cả các tài liệu ghi, đo về định tuyến, kết quả tính toán và các bản đồ … đều phải chỉnh lý kịp thời, phân loại, đánh số làm tài liệu lưu trữ dùng khi nghiệm thu và bàn giao cho cơ quan quản lý đê.
Trong khi đắp đê phải tổ chức kiểm tra theo dõi những nội dung gì?
Trong khi đắp đê phải tổ chức kiểm tra theo dõi một cách có hệ thống các mặt được quy định tại tiểu mục 12.1 mục 12 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9165:2012 cụ thể như sau:
- Việc thực hiện đồ án kỹ thuật và các yêu cầu về chất lượng do thiết kế đề ra.
- Việc thực hiện yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
- Chất lượng công trình.
Ngoài ra, khi đắp đê chú ý các điểm sau đây:
- Kích thước mặt cắt ngang đê;
- Chất đất đắp từng lớp so với yêu cầu thiết kế;
- Xử lý các mặt nối tiếp;
- Độ ẩm của đất, chiều dày lớp đất đắp, dung trọng khô của từng lớp đất đã được đầm chặt;
- Quy cách, trọng lượng các loại đầm đang dùng và phương pháp đầm;
- Hiện tượng bùng nhùng, nứt nẻ, phân lớp…
Lưu ý 4: Phải có cán bộ chuyên trách làm công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng. Các sổ sách, tài liệu cần được ghi chép đầy đủ rõ ràng.
Lưu ý 5: Giám sát thi công đắp đê ngoài việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9165:2012 phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khác về giám sát thi công công trình xây dựng theo các văn bản pháp luật hiện hành về công tác giám sát thi công công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?