Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính trình dự thảo văn bản cho Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính trình dự thảo văn bản cho Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
- Thủ tục trình văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính trình dự thảo văn bản cho Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế xây dựng và quản lý văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3088/QĐ-CHK năm 2011, có quy định về nội dung và hình thức của văn bản hành chính như sau:
Nội dung và hình thức của văn bản hành chính
1. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Cục phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
b) Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc;
d) Thể hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.
2. Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thực hiện theo quy định tại Chương VII của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị trình dự thảo văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc;
- Thể hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.
Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính trình dự thảo văn bản cho Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị soạn thảo văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế xây dựng và quản lý văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3088/QĐ-CHK năm 2011, có quy định về trách nhiệm soạn thảo văn bản hành chính như sau:
Trách nhiệm soạn thảo văn bản hành chính
1. Cơ quan, đơn vị soạn thảo văn bản hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Đề xuất hình thức, thẩm quyền ban hành và xác định nội dung của văn bản;
b) Xác định độ mật, khẩn của văn bản;
c) Thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, tài liệu có liên quan;
d) Tổ chức soạn thảo văn bản;
đ) Chỉnh lý dự thảo;
e) Chuyển dự thảo văn bản kèm theo hồ sơ trình (nếu có) cho Văn phòng hoặc trực tiếp trình Lãnh đạo Cục ký ban hành.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị soạn thảo văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Đề xuất hình thức, thẩm quyền ban hành và xác định nội dung của văn bản;
- Xác định độ mật, khẩn của văn bản;
- Thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, tài liệu có liên quan;
- Tổ chức soạn thảo văn bản;
- Chỉnh lý dự thảo;
- Chuyển dự thảo văn bản kèm theo hồ sơ trình (nếu có) cho Văn phòng hoặc trực tiếp trình Lãnh đạo Cục ký ban hành
Thủ tục trình văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế xây dựng và quản lý văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3088/QĐ-CHK năm 2011, có quy định về thủ tục trình văn bản hành chính như sau:
Thủ tục trình văn bản hành chính
1. Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ gửi Văn phòng hoặc trực tiếp trình Lãnh đạo Cục ký ban hành. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Dự thảo văn bản để Lãnh đạo Cục ký;
b) Các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và cá nhân (nếu có);
c) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
2. Đối với văn bản cần dịch ra tiếng nước ngoài theo quy định tại Điều 43 của Quy chế này (trừ văn bản giao dịch nghiệp vụ thông thường gửi qua thư điện tử) cần trình Lãnh đạo Cục ký ban hành, hồ sơ trình ký phải gồm cả bản tiếng Việt và tiếng Anh có ý kiến thẩm định của Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế.
3. Sau khi nhận được hồ sơ trình ký đã được thẩm định, Lãnh đạo Cục xem xét ký văn bản hoặc trả lại cơ quan, đơn vị soạn thảo để làm rõ một số nội dung hoặc yêu cầu chỉnh lý lại dự thảo văn bản.
4. Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý văn bản và trình ký lại.
5. Văn phòng có trách nhiệm chuyển dự thảo văn bản cho cơ quan, đơn vị soạn thảo sau khi được Lãnh đạo Cục ký để sao chụp.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục trình văn bản hành chính của Cục Hàng không Việt Nam được thực hiện như sau:
- Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ gửi Văn phòng hoặc trực tiếp trình Lãnh đạo Cục ký ban hành;
- Đối với văn bản cần dịch ra tiếng nước ngoài theo quy định tại Điều 43 của Quy chế này (trừ văn bản giao dịch nghiệp vụ thông thường gửi qua thư điện tử) cần trình Lãnh đạo Cục ký ban hành, hồ sơ trình ký phải gồm cả bản tiếng Việt và tiếng Anh có ý kiến thẩm định của Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế;
- Sau khi nhận được hồ sơ trình ký đã được thẩm định, Lãnh đạo Cục xem xét ký văn bản hoặc trả lại cơ quan, đơn vị soạn thảo để làm rõ một số nội dung hoặc yêu cầu chỉnh lý lại dự thảo văn bản.
- Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý văn bản và trình ký lại.
- Văn phòng có trách nhiệm chuyển dự thảo văn bản cho cơ quan, đơn vị soạn thảo sau khi được Lãnh đạo Cục ký để sao chụp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?
- Yêu cầu về việc cấp vốn đối với dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Trình tự đầu tư xây dựng được quy định ra sao?
- Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?
- Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?