Đơn vị phát điện có thuộc đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực không? Đơn vị phát điện có những quyền gì?
Đơn vị phát điện có thuộc đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực không?
Căn cứ Điều 20 Luật Điện Lực 2004 quy định về mua bán điện trên thị trường điện lực như sau:
Mua bán điện trên thị trường điện lực
1. Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị bán buôn điện;
c) Đơn vị bán lẻ điện;
d) Khách hàng sử dụng điện.
2. Việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau đây:
a) Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;
b) Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
3. Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.
Theo quy định trên, đơn vị phát điện là đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
Và việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau:
+ Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;
+ Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Đơn vị phát điện (Hình từ Internet)
Đơn vị phát điện có những quyền gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Điện Lực 2004, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 về quyền của đơn vị phát điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
1. Đơn vị phát điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;
b) Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;
d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phát điện;
đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phát điện;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đơn vị phát điện có những quyên được quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên.
Trong đó có quyền bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện lực.
Nghĩa vụ của đơn vị phát điện là gì?
Theo khoản 2 Điều 39 Luật Điện Lực 2004, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 quy định về nghĩa vụ của đơn vị phát điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
...
2. Đơn vị phát điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành nhà máy điện, lưới điện; đối với nhà máy thủy điện còn phải tuân thủ quy định về an toàn đập thủy điện và vận hành hồ chứa nước;
b) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
c) Xử lý sự cố;
d) Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phát điện nếu không có giải pháp khác;
đ) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phát điện;
h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về phát điện;
i) Đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đơn vị phát điện có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 39 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành nhà máy điện, lưới điện; đối với nhà máy thủy điện còn phải tuân thủ quy định về an toàn đập thủy điện và vận hành hồ chứa nước.
Đồng thời đơn vị phát điện còn có nghĩa vụ thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về phát điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?