Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp nào?

Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối khi khôi phục đấu nối có phải chịu chi phí cho việc khôi phục đấu nối không? Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Bảo Minh đến từ Long Khánh, Đồng Nai.

Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối khi khôi phục đấu nối có phải chịu chi phí cho việc khôi phục đấu nối không?

Theo khoản 16 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT giải thích về khách hàng sử dụng lưới điện phân phối như sau:

Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện phân phối để sử dụng dịch vụ phân phối điện, bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
c) Khách hàng sử dụng điện.

Theo đó, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện phân phối để sử dụng dịch vụ phân phối điện, gồm các đơn vị, khách hàng nêu trên.

Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV theo khoản 20 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT giải thích.

Theo Điều 58 Thông tư 39/2015/TT-BCT cũng có quy định như sau:

Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối
1. Các trường hợp tách đấu nối bao gồm:
a) Tách đấu nối tự nguyện là tách đấu nối theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, bao gồm tách đấu nối vĩnh viễn và tách đấu nối tạm thời;
b) Tách đấu nối bắt buộc là tách đấu nối trong các trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm Thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, vi phạm quy định về kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối và khôi phục đấu nối.

Như vậy, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khôi phục đấu nối.

Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối

Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối (Hình từ Internet)

Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 61 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về khôi phục đấu nối như sau:

Khôi phục đấu nối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong các trường hợp sau:
1. Khi có yêu cầu khôi phục đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi các nguyên nhân dẫn đến tách đấu nối đã được loại trừ, các hậu quả đã được khắc phục và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán.
2. Khi có đề nghị khôi phục đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán trong trường hợp tách đấu nối tạm thời.

Theo đó, đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp sau:

- Khi có yêu cầu khôi phục đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi các nguyên nhân dẫn đến tách đấu nối đã được loại trừ, các hậu quả đã được khắc phục và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán.

- Khi có đề nghị khôi phục đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán trong trường hợp tách đấu nối tạm thời.

Tách đấu nối tạm thời trong trường hợp khôi phục đấu nối khi có đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về tách đấu nối tự nguyện như sau:

Tách đấu nối tự nguyện
1. Tách đấu nối vĩnh viễn
a) Các trường hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối và trách nhiệm của các bên liên quan phải được quy định trong Thoả thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện;
b) Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện phân phối, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 01 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn. Trường hợp là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối thì phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 03 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
2. Tách đấu nối tạm thời
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo và thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển về thời điểm và thời gian tách đấu nối tạm thời ra khỏi hệ thống điện phân phối.

Theo đó, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo và thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển về thời điểm và thời gian tách đấu nối tạm thời ra khỏi hệ thống điện phân phối.

Hành lang an toàn lưới điện
Sử dụng điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cột điện dựng quá sát nhà dân có đúng với quy định về hành lang an toàn lưới điện hay không?
Pháp luật
Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?
Pháp luật
Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện có được bồi thường thiệt hại khi bị điện giật trong quá trình sử dụng điện không?
Pháp luật
Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện lớn có được đấu nối trực tiếp điện vào lưới điện truyền tải quốc gia không?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, cần lưu ý những gì khi sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt và sản xuất?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng điện áp dụng cho Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện là mẫu nào? Hướng dẫn lập?
Pháp luật
Việc kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? Nội dung kiểm tra sử dụng điện được quy định thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điện lực được định nghĩa như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Pháp luật
Hành vi thả diều trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện gây sự cố bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành lang an toàn lưới điện
1,145 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành lang an toàn lưới điện Sử dụng điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành lang an toàn lưới điện Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào