Đơn vị nhận báo cáo thống kê công tác dân tộc là đơn vị nào? Thời điểm bắt đầu báo cáo thống kê định kỳ công tác dân tộc là khi nào?
Đơn vị nhận báo cáo thống kê công tác dân tộc là đơn vị nào?
Đơn vị nhận báo cáo được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-UBDT như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
1. Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc được thực hiện theo các biểu mẫu và giải thích biểu mẫu tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
2. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo là Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc. Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo ghi tên đơn vị vào góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê.
3. Đơn vị nhận báo cáo
Đơn vị nhận báo cáo là Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch - Tài chính) được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
4. Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai phần: phần số và phần chữ; phần số được đánh liên tục từ 01, 02, 03 …; phần chữ được ghi chữ in viết tắt, cụ thể: Nhóm chữ đầu phản ánh kỳ báo cáo (năm - N; nhiệm kỳ - K), nhóm 2 được viết như sau /BC- UBDT thể hiện biểu báo cáo thống kê của Ủy ban Dân tộc.
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị nhận báo cáo thống kê công tác dân tộc Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
Đơn vị nhận báo cáo thống kê công tác dân tộc là đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm bắt đầu báo cáo thống kê định kỳ công tác dân tộc là khi nào?
Báo cáo thống kê định kỳ công tác dân tộc được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-UBDT như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
...
5. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi cụ thể dưới tên biểu của từng biểu mẫu thống kê. Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê định kỳ
- Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó;
- Báo cáo thống kê theo nhiệm kỳ: Báo cáo thống kê nhiệm kỳ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ báo cáo thống kê đó;
- Báo cáo thống kê theo năm học:
- Báo cáo thống kê giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, mỗi năm thực hiện 02 kỳ báo cáo:
+ Báo cáo đầu năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 30 tháng 9.
+ Báo cáo cuối năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 31 tháng 5.
b) Báo cáo thống kê đột xuất: Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
...
Như vậy, thời điểm bắt đầu báo cáo thống kê định kỳ công tác dân tộc được quy định cụ thể như sau:
(1) Báo cáo thống kê năm: được tính bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó;
(2) Báo cáo thống kê theo nhiệm kỳ: được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ báo cáo thống kê đó;
(3) Báo cáo thống kê theo năm học: Báo cáo thống kê giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, mỗi năm thực hiện 02 kỳ báo cáo:
- Báo cáo đầu năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 30 tháng 9.
- Báo cáo cuối năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 31 tháng 5.
Báo cáo thống kê công tác dân tộc được gửi thông qua hình thức nào?
Hình thức gửi báo cáo được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-UBDT như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
...
+ Báo cáo đầu năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 30 tháng 9.
+ Báo cáo cuối năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 31 tháng 5.
b) Báo cáo thống kê đột xuất: Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
6. Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
7. Hình thức gửi báo cáo
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: bằng văn và qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Như vậy, theo quy định, báo cáo thống kê công tác dân tộc được gửi thông qua 2 hình thức, cụ thể:
(1) Báo cáo bằng văn bản;
(2) Báo cáo qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử.
Lưu ý: Báo cáo bằng văn bản có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
Văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền thưởng tết 2025 của cán bộ công chức viên chức được quy định thế nào? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 ra sao?
- Tết Âm lịch cách Tết Dương lịch bao nhiêu ngày? Số ngày nghỉ Tết Dương lịch của người lao động?
- Mẫu Biên bản họp xét chi thưởng theo Nghị định 73? Tải về file word Mẫu Biên bản họp xét chi thưởng theo Nghị định 73?
- Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Mức tiền thưởng định kỳ 2025 theo Nghị Định 73 là bao nhiêu? Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 ra sao?