Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đầy đủ những nội dung nào?
Để kinh doanh vận tải hàng hóa thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 10/2020/TT-BGTVT quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
"Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét."
Theo đó, để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thì phải đảm bảo xe thuộc quyền sử hữu hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đầy đủ những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 10/2020/TT-BGTVT quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa như sau:
"Điều 15. Quy định chung về Hợp đồng vận chuyển
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
2. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
a) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
b) Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
c) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
d) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
đ) Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
e) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
g) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.
..."
Như vậy, hợp đồng vận chuyển cần phải đảm bảo một số thông tin phải có trên hợp đồng như thông tin về đơn vị kinh doanh vận chuyển; thông tin về lái xe, người thuê vận tải; thông tin về xe; thông tin về thực hiện hợp đồng, giá trị của hợp đồng và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển.
Vận tải hàng hóa
Hiện nay cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô áp dụng theo văn bản nào?
Trước đây cước vận tải hàng hóa áp dụng Quyết định 89/2000/QĐ-BVGCP tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực ngày 08/08/2004 và không có văn bản thay thế.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền và trách nhiệm định giá như sau:
"Điều 8. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
...
4. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định:
...
l) Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;
..."
Theo đó, hiện nay thẩm quyền định giá đối với giá cước vận chuyển hàng hóa hiện này thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh. Như vậy, để tính cước vận tải hàng hóa bằng ô tô bạn cần thực hiện theo văn bản hướng dẫn của tỉnh mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?