Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho đối tượng nào?
- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở lên có phải lắp camera không?
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
Việc đăng ký mã số thuế đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh của Luật giao thông đường bộ và các quy định của Nghị định này.
2. Khi hoạt động kinh doanh phải đăng ký mã số thuế với cơ quan Thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh; thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Thành viên hợp tác xã khi tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
...
Như vậy, theo quy định thì đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể đăng ký mã số thuế với cơ quan Thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chi nhánh, không bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính.
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không? (Hình từ Internet)
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho đối tượng nào?
Đối tượng được tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Phải đảm bảo các quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.
4. Ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng phần mềm trong công tác quản lý phương tiện, quản lý lái xe, lưu trữ hồ sơ, vé điện tử, hóa đơn điện tử, niêm yết thông tin trên phương tiện, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Đồng thời, cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở lên có phải lắp camera không?
Việc lắp camera trên xe ô tô vận tải hành khách được quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công- ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở lên thì phải lắp camera.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?