Đơn vị kế toán phải làm gì khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? Kỳ kế toán cuối cùng của đơn vị kế toán được tính như thế nào khi chuyển đổi loại hình?
Đơn vị kế toán phải làm gì khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Theo Điều 47 Luật Kế toán 2015 quy định về công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu như sau:
Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu
1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Như vậy, đơn vị kế toán phải thực hiện các công việc sau khi chuyển đổi loại hình:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính
- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao
- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
Đơn vị kế toán phải làm gì khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? (hình từ internet)
Kỳ kế toán cuối cùng của đơn vị kế toán được tính như thế nào khi chuyển đổi loại hình?
Theo Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
…
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Như vậy, nếu đơn vị kế toán chuyển đổi loại hình thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng đến hết ngày trước ngày chuyển đổi loại hình.
Sổ kế toán là gì?
Theo Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định về sổ kế toán như sau:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.
Như vậy, sổ kế toán là sổ được dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 gồm những gì?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 HCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 TPHCM ra sao?