Đơn vị đàm phán về nhu cầu mua sắm đối với thuốc kháng HIV được Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời trong thời gian bao lâu?
- Đơn vị nào có thẩm quyền đàm phán giá đối với thuốc kháng HIV?
- Đơn vị đàm phán về nhu cầu mua sắm đối với thuốc kháng HIV được Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời trong thời gian bao lâu?
- Khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc kháng HIV, đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm phải gửi kèm theo các tài liệu nào?
Đơn vị nào có thẩm quyền đàm phán giá đối với thuốc kháng HIV?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định:
Xác định nhu cầu mua sắm
1. Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá (sau đây viết tắt là Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm):
a) Đối với thuốc kháng HIV: Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với Đơn vị đàm phán giá hướng dẫn việc xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm như sau:
...
Theo đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với Đơn vị đàm phán giá có thẩm quyền đàm phán giá đối với thuốc kháng HIV.
Lưu ý:
Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với Đơn vị đàm phán giá hướng dẫn việc xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm như sau:
- Cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý xác định nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc, từng nhóm tiêu chí kỹ thuật và tiến độ cung cấp gửi Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh;
- Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh rà soát, tổng hợp và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm của các cơ sở y tế trên địa bàn, gửi Sở Y tế xem xét, quyết định;
- Sở Y tế gửi đề xuất bằng văn bản về nhu cầu mua sắm đến Cục Phòng, chống HIV/AIDS kèm theo tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này;
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổng hợp và gửi đề xuất bằng văn bản về Đơn vị đàm phán giá.
Đơn vị đàm phán về nhu cầu mua sắm đối với thuốc kháng HIV được Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Đơn vị đàm phán về nhu cầu mua sắm đối với thuốc kháng HIV được Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời trong thời gian bao lâu?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày Đơn vị đàm phán giá có văn bản xin ý kiến, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản trả lời cụ thể về nhu cầu mua sắm.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời gian nêu trên thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với nhu cầu mua sắm do Đơn vị đàm phán giá tổng hợp, xin ý kiến.
Lưu ý:
Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đơn vị đàm phán giá phải tổ chức họp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thống nhất. Khi tham dự họp, ý kiến của người được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cử tham dự họp là ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam không cử người tham dự họp thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với với nhu cầu mua sắm do Đơn vị đàm phán giá đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến không thống nhất đối với nhu cầu mua sắm do Đơn vị đàm phán giá xin ý kiến: Đơn vị đàm phán giá tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc kháng HIV, đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm phải gửi kèm theo các tài liệu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BYT, khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc kháng HIV, đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm phải gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
- Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm của kỳ trước liền kề hoặc trong vòng 12 tháng trước, số lượng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm tồn kho và số lượng trong kế hoạch chưa thực hiện tại thời điểm xác định nhu cầu mua sắm;
- Giải trình tóm tắt kế hoạch mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đang đề nghị. Trường hợp có thay đổi tăng trên 30% so với số lượng đã sử dụng của kỳ trước hoặc 12 tháng trước liền kề tính đến thời điểm thông báo phải giải trình, thuyết minh cụ thể;
- Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm;
- Biên bản họp rà soát, thống nhất về danh mục, số lượng nhu cầu mua sắm thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm của:
+ Hội đồng Thuốc và Điều trị đối với thuốc thuộc danh mục đàm phán giá của cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý;
+ Hội đồng khoa học đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán của cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý;
+ Sở Y tế đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá của cơ sở y tế thuộc Sở Y tế quản lý;
- Đối với cơ sở y tế mới thành lập hoặc lần đầu có nhu cầu mua sắm thuốc kháng HIV khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm không phải gửi kèm tài liệu quy định tại điểm a Khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?