Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào?

Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào? Thắc mắc của anh K.H ở Phú Yên.

Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy cung cấp có trách nhiệm như sau:

Phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy để thực hiện:

- Phối hợp khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý, điều hành giao thông của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định 135/2021/NĐ-CP để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện:

Trường hợp phương tiện vi phạm đang lưu thông trên tuyến, địa bàn phụ trách thì thủ trưởng đơn vị tuần tra, kiểm soát giao thông có thẩm quyền tổ chức lực lượng tiến hành dừng phương tiện vi phạm, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

Trường hợp phương tiện vi phạm đã di chuyển sang tuyến, địa bàn khác thì thủ trưởng đơn vị tuần tra, kiểm soát có thẩm quyền thực hiện việc xác minh thông tin về phương tiện vi phạm, chủ phương tiện, gửi thông báo vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 36/2023/TT-BCA.

Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ internet)

Cảnh sát đường thủy được dừng phương tiện trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định cảnh sát đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các dấu hiệu vi phạm pháp luật;

- Thực hiện chỉ đạo, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, phương án công tác của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị dừng phương tiện của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Tin báo, tố giác về vi phạm pháp luật liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông.

Cảnh sát đường thủy dừng phương tiện để kiểm soát phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

- Lựa chọn vị trí kiểm soát yêu cầu phạm vi luồng sâu, rộng, thoáng, không bị che khuất tầm nhìn; bảo đảm việc dừng phương tiện, kiểm soát công khai, minh bạch;

- Trường hợp dừng kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì ngoài thỏa mãn các yêu cầu tại điểm a, điểm b khoản này cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hướng dẫn phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để dừng, sau đó tiến hành kiểm soát.

Công tác xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát đường thủy tại trụ sở đơn vị được tổ chức thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định về việc tổ chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát đường thủy được thực hiện như sau:

- Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bố trí bộ phận xử lý vi phạm hành chính.

- Địa điểm giải quyết vụ việc vi phạm hành chính

+ Bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết vụ việc vi phạm hành chính;

+ Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân, biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ xử lý, số điện thoại, nội quy tiếp dân, hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính.

- Trách nhiệm cán bộ xử lý vi phạm hành chính

+ Có mặt trước giờ làm việc 15 phút, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, biểu mẫu, thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn người đến giải quyết vi phạm hành chính thực hiện theo đúng thứ tự;

+ Lập biên bản vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhưng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý;

+ Tiếp nhận dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thủy (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội;

+ Tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính;

+ Tham mưu, đề xuất việc xử lý vi phạm hành chính.

Cảnh sát đường thủy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm gì đối với tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy?
Pháp luật
Không vi phạm giao thông đường thủy thì cảnh sát đường thủy có được dừng phương tiện để kiểm tra không?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy xử lý vi phạm hành chính đường thủy tại trụ sở đơn vị có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy bị tạm giữ phương tiện thì có được giữ một bản quyết định tạm giữ không?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy khi dừng phương tiện đường thủy để kiểm soát vào ban đêm thì thực hiện hiệu lệnh gì?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy khi dừng phương tiện đường thủy để kiểm soát phải lựa chọn vị trí kiểm soát như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy xử phạt hành chính không lập biên bản trong khi tuần tra, kiểm soát thế nào?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì cảnh sát đường thủy có được tạm giữ phương tiện không?
Pháp luật
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát đường thủy
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
992 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát đường thủy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát đường thủy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào