Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được lập theo mẫu nào?
- Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được lập theo mẫu nào?
- Tổ chức tôn giáo thực hiện hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như thế nào?
- Tổ chức tôn giáo phải thực hiện việc chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc trong vòng bao nhiêu lâu kể từ ngày được chấp thuận?
Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được lập theo mẫu nào?
Căn cứ Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo do Chính phủ ban hành.
Hiện nay, mẫu đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được lập theo Mẫu B14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải Mẫu đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc Tại đây.
Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được lập theo mẫu nào?
Tổ chức tôn giáo thực hiện hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, trước khi thực hiện việc chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo phải gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Như vậy, hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm:
- Văn bản đề nghị;
- Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo;
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
- Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở cho tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Tổ chức tôn giáo phải thực hiện việc chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc trong vòng bao nhiêu lâu kể từ ngày được chấp thuận?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Như vậy, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo phải có văn bản thực hiện việc chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực trong thời hạn 01 năm.
Hết thời gian này mà tổ chức tôn giáo vẫn chưa thực hiện việc chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận sẽ hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?