Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước do thẻ căn cước bị mất? Cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước?
Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước do thẻ căn cước bị mất?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định như sau:
Biểu mẫu sử dụng trong thu thập, cập nhật, điều chỉnh, tích hợp, xác nhận, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Phiếu thu thập thông tin dân cư (ký hiệu là DC01)
Phiếu thu thập thông tin dân cư được dùng cho công dân, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch kê khai thông tin để thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (ký hiệu là DC02)
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước được sử dụng khi công dân, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân; hủy, xác lập lại số định danh cá nhân; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước; điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
...
Theo đó, phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (ký hiệu là DC02) được sử dụng khi công dân thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Như vậy, công dân đề nghị cấp lại thẻ căn cước do thẻ căn cước bị mất nộp đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước theo Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước
Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước do thẻ căn cước bị mất? Cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước? (Hình từ Internet)
Cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước như thế nào?
Cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước theo Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA như sau:
(1) Ghi tên cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận đề nghị.
(2) Trường hợp người đề nghị là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì ghi thông tin nơi cư trú là thông tin nơi ở hiện tại được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với công dân thì ghi nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì ghi nơi tạm trú; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì ghi nơi ở hiện tại.
(3) Lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị.
(4) Áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước hoặc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với người dưới 06 tuổi.
(5) Áp dụng đối với trường hợp công dân đề nghị thực hiện thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp;
(6) Đối với trường hợp công dân đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước, khi ký xác nhận tại Phiếu này đồng nghĩa với việc công dân cam kết tình trạng giọng nói bình thường, không bị ảnh hưởng.
(7) Ghi rõ nội dung yêu cầu cần giải quyết;
(8) Việc lấy ý kiến của chủ thể thông tin được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ thể thông tin ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước;
b) Chủ thể thông tin xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác;
c) Chủ thể thông tin có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực);
d) Đối với trường hợp chủ thể thông tin là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại Điều 10 Luật Căn cước ký vào mục này;
đ) Trường hợp người đề nghị là chủ thể của thông tin thì để trống mục này.
(9) Đối với trường hợp phiếu được sử dụng trên môi trường điện tử thì người kê khai không phải ký vào mục này.
Công dân đến đâu để làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước?
Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Căn cước 2023 thì công dân có thể đến các cơ quan sau đây để làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan quản lý căn cước nêu trên tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?