Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất bắt buộc phải có thông tin về CCCD của chủ đầu tư không?
Giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Theo quy định trên thì Giấy phép thăm dò nước dưới đất là một trong 04 loại Giấy phép tài nguyên nước do đó nội dung trong Giấy phép thăm dò nước dưới đất sẽ tương tự như đối với Giấy phép tài nguyên nước, cụ thể gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
- Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
- Nguồn nước thăm dò, khai thác;
- Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
- Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất bắt buộc phải có thông tin về CCCD của chủ đầu tư không? (hình từ Internet)
Giấy phép thăm dò nước dưới đất có giá trị sử dụng bao lâu và được gia hạn mấy lần?
Tại Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau?
Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thi thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Theo đó, Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.
Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bắt buộc phải có thông tin về CCCD của chủ đầu tư không?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất được thực hiện theo Mẫu 01, cụ thể như sau:
Tải Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất mới nhất tại đây: Tải về
Theo đó, tại mục 1.2 có quy định người làm đơn phải cung cấp thông tin về số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức) hoặc số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số định danh cá nhân (đối với cá nhân).
Như vậy, trong trường hợp đơn vị đầu tư là tổ chức thì không cần cung cấp thông tin về Căn cước công dân (CCCD) của chủ đầu tư.
Còn với trường hợp đơn vị đầu tư là cá nhân thì sẽ phải cung cấp thông tin của một trong những giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân;
- Căn cước công dân;
- Số định danh cá nhân.
Tóm lại, không bắt buộc cung cấp thông tin về CCCD nếu đơn vị đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân nhưng có số CMND hoặc số định danh cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Cam kết an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán dành cho học sinh các cấp? Học sinh không đủ tuổi lái xe máy 110cc phạt bao nhiêu tiền?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý?
- Ngày 16 tháng 1 là ngày gì? Ngày 16 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 16 1 2025 là thứ mấy?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào?
- Nguyên tắc thương lượng tập thể là gì? Biên bản thương lượng tập thể tại doanh nghiệp phải có chữ ký của ai?