Đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn và theo khung nhuận bút được quy định như thế nào?
- Theo khung nhuận bút, nhuận bút đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được quy định như thế nào?
- Nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được quy định như thế nào?
- Trợ lý biên đạo múa đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào?
- Việc xác định mức nhuận bút đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn căn cứ vào đâu?
Theo khung nhuận bút, nhuận bút đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao đối với phần múa cho tổ khúc múa như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
...
3. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
...
c) Phần múa cho tổ khúc múa
Nhuận bút được hiểu là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
Nhuận bút theo khung nhuận bút đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn từ 20 đến 45 phút thì:
- Biên đạo được trả nhuận bút 30,6 - 45,6 mức lương cơ sở;
- Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) được trả nhuận bút 6,1 - 9,1 mức lương cơ sở;
- Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) được trả nhuận bút 30,6 - 45,6 mức lương cơ sở;
- Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...) được trả nhuận bút 7,7 - 11,4 mức lương cơ sở.
Nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn như sau:
Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
...
2. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm múa thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này:
a) Biên đạo múa hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
b) Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) hưởng từ 1,00% đến 1,50% doanh thu;
c) Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
d) Họa sĩ (bao gồm thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 1,00% đến 2,00% doanh thu.
...
Theo đó, đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn được quy định như sau:
- Biên đạo múa hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
- Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) hưởng từ 1,00% đến 1,50% doanh thu;
- Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
- Họa sĩ (bao gồm thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 1,00% đến 2,00% doanh thu.
Trợ lý biên đạo múa đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
...
6. Trợ lý biên đạo múa, trợ lý đạo diễn, trợ lý chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm sân khấu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Theo đó, trợ lý biên đạo múa cho tác phẩm múa hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Việc xác định mức nhuận bút đối với phần múa cho tổ khúc múa ngắn căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
...
Theo đó, mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?