Đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì được tổ chức ở đâu? Tổ chức xong thì an táng ở đâu?
- Đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì được tổ chức ở đâu? Tổ chức xong thì an táng ở đâu?
- Trang trí lễ đài đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
- Các đoàn đến viếng Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức có cần phải mang vòng hoa đến không?
- Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt của Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Trợ cấp mai táng đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì được tổ chức ở đâu? Tổ chức xong thì an táng ở đâu?
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Căn cứ điều kiện của từng cơ quan, tổ chức, địa phương và nguyện vọng của gia đình người từ trần mà tổ chức Lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình.
2. An táng tại nghĩa trang địa phương, nghĩa trang khác hoặc hỏa táng, điện táng theo nguyện vọng của gia đình.
Như vậy đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì căn cứ điều kiện của từng cơ quan, tổ chức, địa phương và nguyện vọng của gia đình người từ trần mà tổ chức Lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình.
Sau khi tổ chức xong thì được an táng tại nghĩa trang địa phương, nghĩa trang khác hoặc hỏa táng, điện táng theo nguyện vọng của gia đình.
Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internet)
Trang trí lễ đài đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Trang trí lễ đài
1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc…".
2. Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 (hai) vòng hoa của cơ quan và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt chính giữa, đầu hướng về Lễ đài.
4. Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để viếng.
5. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
Như vậy trang trí lễ đài đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:
- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc…".
- Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 (hai) vòng hoa của cơ quan và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
- Linh cữu đặt chính giữa, đầu hướng về Lễ đài.
- Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để viếng.
- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
Các đoàn đến viếng Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức có cần phải mang vòng hoa đến không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Vòng hoa viếng
1. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 05 (năm) vòng hoa luân chuyển; trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
Như vậy các đoàn đến viếng Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt của Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 54, Điều 55 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Lễ viếng
1. Tùy theo điều kiện tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình để có hình thức tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
2. Trong thời gian tổ chức Lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt
Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Nghị định này.
Như vậy Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt của Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể như trên.
Trợ cấp mai táng đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Trợ cấp mai táng
Trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy trợ cấp mai táng đối với Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?
- Lệ phí môn bài bậc 1 bao nhiêu tiền 2025? Những trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài 2025?
- Mức phạt không nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Không nộp thuế môn bài 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vô địch giải bóng đá Đông Nam Á có được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất?