Đối với khoản rủi ro tín dụng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập và thành lập các quỹ dự phòng rủi ro như thế nào?
Rủi ro tín dụng bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN, rủi ro tín dụng bao gồm:
- Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiến hành lập dự phòng rủi ro tín dụng theo trình tự sau:
(1) Xác định dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập: Điều 15 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Phân loại nợ và xác định dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện phân loại nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ kết quả phân loại nợ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tính toán đầy đủ và theo dõi số dự phòng rủi ro cần phải trích lập (dự phòng chung và dự phòng cụ thể) của từng hoạt động tín dụng quy định tại Điều 3 Nghị định này; mức trích lập theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại."
(2) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: theo quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tính vào chi phí hoạt động hằng năm để trích lập dự phòng rủi ro đối với tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; nợ vay bắt buộc bảo lãnh và các khoản nợ vay khác mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu rủi ro tín dụng. Việc trích lập như sau:
- Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nợ vay bắt buộc bảo lãnh (sau đây gọi tắt là dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh): Hằng năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức trích lập nhưng tối thiểu bằng 0,75% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
- Đối với dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác:
+ Đối với các khoản cho vay từ nguồn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triểnViệt Nam được ký kết kể từ ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97/2018/NĐ-CP), Ngân hàng Phát Việt Nam triển thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết trước ngày Nghị định 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát Việt Nam triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài ký với Bộ Tài chính. Trường hợp Hợp đồng ủy quyền cho vay lại không quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập theo quy định tại điểm b khoản này;
+ Đối với các khoản cho vay khác còn lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu rủi ro tín dụng: Hằng năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam dùng chênh lệch dương giữa thu lãi cho vay với chi phí huy động vốn của toàn bộ các hoạt động cho vay này để trích lập dự phòng rủi ro và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác không vượt quá mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
- Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện hằng quý. Riêng đối với kỳ kế toán năm, trích vào thời điểm quyết toán căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại thời điểm 30 tháng 11 của năm kế toán.
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được thành lập dựa trên quy định sau:
- Các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển bao gồm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác được hình thành từ các nguồn sau:
+ Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
+Số tiền thu hồi được từ các khoản nợ gốc đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý;
+ Phần chênh lệch giữa giá bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng sau khi trừ các chi phí liên quan đến bán nợ theo quy định của pháp luật cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ (gốc, lãi) theo quy định;
+ Kết chuyển số dư quỹ dự phòng rủi ro của hoạt động cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh; số dư quỹ dự phòng rủi ro của các hoạt động cho vay khác vào quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
+ Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý, theo dõi riêng đối với từng quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng để xử lý rủi ro theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
+ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh được sử dụng để xử lý rủi ro cho các khoản nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo quy định của pháp luật; quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác được sử dụng để xử lý rủi ro cho các khoản cho vay khác theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh lớn hơn số dự phòng phải trích theo quy định, Ngân hàng Phát triển thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập;
+ Số dư quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác sau khi đã thu hồi hết dư nợ vay, Ngân hàng Phát triển được chuyển vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh; chỉ thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập khi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh đã trích lập đủ theo quy định tại Nghị định này;
+ Trường hợp các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp số rủi ro được cấp có thẩm quyền cho phép xử lý trong năm, Ngân hàng Phát triển báo cáo để Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, rủi ro tín dụng nói chung và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nói riêng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP và các văn bản liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?