Đối với hoạt động thỉnh giảng, trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng và các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác thỉnh giảng quy định như thế nào?
Hoạt động thỉnh giảng được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT, mục đích của hoạt động thỉnh giảng bao gồm:
(1) Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
(2) Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Quyền và trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động thỉnh giảng
Nhà giáo thỉnh giảng có các quyền được quy định tại Điều 9 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT như sau:
"Điều 9. Quyền của nhà giáo thỉnh giảng
1. Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật."
Bên cạnh những quyền nêu trên, nhà giáo thỉnh giảng còn cần có những trách nhiệm theo quy định tại Điều 8 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT bao gồm:
(1) Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục.
(2) Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.
(3) Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.
(4) Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.
Cơ sở thỉnh giảng có những quyền và trách nhiệm nào?
Quyền của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại Điều 11 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT bao gồm:
(1) Được thông tin về kết quả làm việc, khen thưởng, kỷ luật đối với nhà giáo thỉnh giảng của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
(2) Đội ngũ các nhà giáo thỉnh giảng được coi là một nguồn nhân lực để xác định năng lực của cơ sở thỉnh giảng.
Đồng thời, cơ sở thỉnh giảng còn có những trách nhiệm cụ thể quy định tại Điều 10 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT như sau:
(1) Xây dựng, thông báo công khai kế hoạch thỉnh giảng vào đầu năm học.
(2) Xác định cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng và yêu cầu của cơ sở thỉnh giảng, tổ chức giao kết hợp đồng thỉnh giảng. Công khai danh sách nhà giáo thỉnh giảng.
(3) Thực hiện nghĩa vụ của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại hợp đồng thỉnh giảng. Tạo điều kiện để nhà giáo thỉnh giảng sử dụng thiết bị, phương tiện làm việc của cơ sở giáo dục để thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.
(4) Thực hiện các quy định về quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
(5) Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thông báo kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng đến cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
(6) Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng.
Cơ quan nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác có đồng thời có quyền và trách nhiệm gì hay không?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác được quy định tại Điều 12 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT như sau:
(1) Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác của cá nhân. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của cá nhân.
(2) Cung cấp cho cơ sở thỉnh giảng những thông tin có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác như: kết quả làm việc; đánh giá, xếp loại; thi đua; khen thưởng; kỷ luật để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.
Song song với đó, cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác cũng có những quyền hạn nhất định, được quy định tại Điều 13 Thông tư 44/2011/TT-BGDDT như sau:
(1) Không để cán bộ, công chức, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ thuộc vào một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
c) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
(2) Hằng năm, cơ quan, tổ chức xác định và thông báo công khai số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia hoạt động thỉnh giảng.
Như vậy, những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thỉnh giảng bao gồm: nhà giáo thỉnh giảng, cơ sở thỉnh giảng và cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác. Có thể thấy trong hoạt động thỉnh giảng, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều sẽ được quy định những quyền và trách nhiệm nhất định, đảm bảo cho hoạt động thỉnh giảng được diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?