Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?

Đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để làm gì? Việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Tùng đến từ An Giang.

Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?

Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý
1. Việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông do Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ và đường địa phương), về tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng (đối với đường chuyên dùng).
2. Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.

Như vậy, đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu tư thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

Đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để làm gì?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Thị sát hiện trường lần đầu
Sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:
1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.
2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.

Theo đó, đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:

- Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.

- Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.

- Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.

- Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.

Đối với đường BOT nguyên nhân dẫn đến điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được phân tích và xác định như thế nào?

Tại Điều 11 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân
Căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.

Theo đó, căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn.

Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.

Tai nạn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm dân sự-hình sự khi gây tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê về hệ số an toàn giao thông đường bộ từ ngày 15/8/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào và xác định điểm tiềm ẩn tai nạn dựa trên các tiêu chí gì?
Pháp luật
Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
Pháp luật
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ báo cáo kết quả cho cơ quan nào đối với hệ thống quốc lộ?
Pháp luật
Xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ khi phân tích và xác định nguyên nhân đối với hệ thống quốc lộ do ai chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT để nghiên cứu hiện trường lần hai được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai phải chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường bộ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
511 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào