Đối với công trình thủy lợi thì việc lập hình trụ hố khoan máy cần phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
- Đối với công trình thủy lợi thì việc lập hình trụ hố khoan máy cần phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
- Đối với các hố khoan máy khảo sát địa chất công trình trong công trình thủy lợi có yêu cầu lấy mẫu nõn khoan phải lập hình trụ khoan máy với các nội dung chính nào?
- Việc chụp ảnh hòm nõn khoan và nộp tài liệu trong công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Đối với công trình thủy lợi thì việc lập hình trụ hố khoan máy cần phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Căn cứ theo tiết 6.6.3 tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.6 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
6.6.3 Lập hình trụ hố khoan máy
6.6.3.1 Yêu cầu chung
- Hình trụ hố khoan máy là tài liệu gốc làm cơ sở để lập bản vẽ và báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình. Nội dung hình trụ phải được lập đầy đủ, chính xác và hình thức phải dễ sử dụng;
- Hình thức, các cột mục trong hình trụ hố khoan tham khảo điều C.1.2, Phụ lục C để thực hiện; nếu có thay đổi cũng không được ảnh hưởng đến nội dung hình trụ hố khoan.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì việc lập hình trụ hố khoan máy cần phải đáp ứng những yêu cầu chung được quy định như trên.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với các hố khoan máy khảo sát địa chất công trình trong công trình thủy lợi có yêu cầu lấy mẫu nõn khoan phải lập hình trụ khoan máy với các nội dung chính nào?
Căn cứ theo tiết 6.6.3 tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.6 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
6.6.3 Lập hình trụ hố khoan máy
...
6.6.3.2 Nội dung
1) Đối với các hố khoan máy khảo sát địa chất công trình, các hố khoan kiểm tra, kiểm định, các hố khoan phục vụ điều tra sự cố hoặc các hố khoan có yêu cầu lấy mẫu nõn khoan phải lập hình trụ khoan máy với các nội dung chính như sau:
- Phần đầu: sơ yếu lý lịch hố khoan;
- Phần mô tả: mô tả địa tầng và khuyết tật nõn khoan;
- Phần số liệu: ghi các số liệu thực đo trong các cột mục;
- Phần cuối: tổng hợp số liệu, các ký hiệu quy ước và ghi chú.
...
Như vậy đối với các hố khoan máy khảo sát địa chất công trình trong công trình thủy lợi có yêu cầu lấy mẫu nõn khoan phải lập hình trụ khoan máy với các nội dung chính sau:
- Phần đầu: sơ yếu lý lịch hố khoan;
+ Tiêu đề là "Hình trụ hố khoan máy"
+ Tên nhà thầu khảo sát;
+ Tên và số hiệu công trình, hạng mục công trình, giai đoạn khảo sát thiết kế;
+ Tên và số hiệu hố khoan, vị trí, cao tọa độ miệng hố (đo sau khi kết thúc hố khoan); góc nghiêng, hướng nghiêng, độ sâu hố khoan đã thực hiện;
+ Thời gian thực hiện: ngày bắt đầu, ngày hoàn thành;
+ Người lập, người kiểm tra.
- Phần mô tả:
+ Mô tả địa tầng:
+ Mô tả khuyết tật:
- Phần số liệu: ghi các số liệu thực đo trong các cột mục;
+ Trụ hố khoan được vẽ với tỷ lệ đứng từ 1/100 đến 1/200, ký hiệu theo quy ước với từng loại đất đá và mức độ phong hóa biến đổi của đá gốc;
+ Độ sâu: phải ghi số liệu thực đo đáy từng lớp hoặc đới phong hóa của đá;
+ Tỷ lệ nõn khoan phải ghi theo tỷ lệ % nõn khoan từng hiệp khoan;
+ Chỉ số RQD phải ghi theo tỷ lệ % tổng chiều dài các thỏi nõn ≥ 10 cm trong từng hiệp khoan;
+ Mật độ khuyết tật: phải ghi theo số lượng khe nứt trong từng 1 m nõn khoan;
+ Kết quả thí nghiệm phải ghi độ sâu đoạn thí nghiệm và kết quả tính toán;
+ Các loại mẫu phải ghi ký hiệu mẫu, loại mẫu và độ sâu lấy mẫu;
+ Mực nước ngầm phải ghi độ sâu và ngày tháng năm đo; Nếu khoan dưới nước, nước ngầm trong hố khoan (không áp) thông với nước mặt hoặc khi gặp nước có áp lực trào lên cao hơn mặt đất thì ghi độ sâu mực nước ngầm sau dấu "-";
+ Mất hoặc thu thêm nước khoan (nếu có) phải ghi theo độ sâu phát hiện hiện tượng trên trong quá trình thi công hố khoan;
+ Biện pháp và đường kính hố khoan phải ghi phương pháp khoan (khoan khô, khoan nước, v.v...), loại mũi khoan: hợp kim (HK), Kim cương (KC), khoan dộng (D), v.v... và đường kính hố khoan;
+ Độ cứng, mức độ phong hóa được ghi theo ký hiệu, theo độ sâu tồn tại ở trụ hố khoan;
+ Cấp đất đá được ghi số hiệu phân cấp đất đá từng lớp hoặc đới đất đá, tham khảo Phụ lục B.
- Phần cuối: tổng hợp số liệu, các ký hiệu quy ước và ghi chú.
+ Ghi số liệu tổng hợp, ký hiệu quy ước viết tắt và ghi chú, phần không có số liệu thì để trống.
+ Số liệu tổng hợp cần ghi bổ sung;
+ Ký hiệu quy ước viết tắt nên có là ký hiệu mức độ phong hóa, ký hiệu độ cứng, ký hiệu mức độ khuyết tật của đá gốc; ký hiệu từng loại mẫu thí nghiệm (mẫu đất nguyên dạng, mẫu rời, mẫu cát sỏi cuội, mẫu cơ lý đá, mẫu thạch học, mẫu nước, v.v...);
+ Ghi chú những vấn đề có liên quan đến công tác khoan máy như: lấp hố an toàn, các thay đổi trong quá trình khoan (nếu có) theo các biên bản hiện trường.
Việc chụp ảnh hòm nõn khoan và nộp tài liệu trong công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.6.4 tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan máy
...
6.6 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
6.6.4 Chụp ảnh hòm nõn khoan và nộp tài liệu
1) Trước khi chuyển các hòm mẫu nõn khoan vào kho bảo quản mẫu nõn khoan của công trình theo quy định của TCVN 9140 phải tiến hành chụp ảnh hòm nõn khoan;
2) Trước khi chụp ảnh hòm nõn khoan phải kiểm tra toàn bộ nõn khoan trong từng hòm đựng, đảm bảo từng thỏi nõn khoan xếp đúng thứ tự, đúng chiều, đúng số hiệu, đúng độ sâu, đúng hiệp khoan, đúng hòm nõn. Hòm nõn khoan đã được ghi lý lịch đầy đủ, rõ ràng; nõn khoan đã được xếp vào hòm nõn sao cho khi chụp ảnh thấy rõ nhất cấu trúc địa tầng, nứt nẻ và phong hóa biến đổi của chúng;
3) Chụp ảnh màu kỹ thuật số từng hòm nõn với góc nhìn rõ toàn bộ mẫu nõn khoan trong hòm, độ sâu và số hiệu hòm nõn; in ảnh cỡ thống nhất là 10 cm x 15 cm; dán (hoặc in) ảnh vào tập ảnh (album) theo thứ tự hòm nõn, hố khoan của công trình, đồng thời lưu giữ ảnh trong các thiết bị lưu trữ tin học (đĩa CD hoặc tương đương);
4) Hoàn chỉnh tài liệu gốc bao gồm: nhật ký khoan, biên bản lấp hố (đối với các hố khoan lấp hố tiêu chuẩn) và hình trụ hố khoan theo quy định tương ứng tại các điều 6.6.2.1, 6.6.2.2 và 6.6.3;
5) In ấn tài liệu gốc, tập ảnh hòm nõn khoan (nếu có yêu cầu) và xuất bản cùng các tài liệu có liên quan (nếu có) như: bảng thống kê khối lượng khoan máy (tham khảo điều C.1.4, Phụ lục C), bảng thống kê mẫu (tham khảo điều C.1.5, Phụ lục C), bảng thống kê cao tọa độ các hố khoan máy (tham khảo điều C.1.6, Phụ lục C), kết quả thí nghiệm hiện trường cùng các biên bản xác nhận khối lượng, biên bản bàn giao hòm nõn, v.v... và nộp cho chủ đầu tư theo số lượng ghi trong hợp đồng.
Như vậy việc chụp ảnh hòm nõn khoan và nộp tài liệu trong công trình thủy lợi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?