Đối với các văn bản chuyển đến Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước bằng văn bản giấy thì xử lý như thế nào?
Đối với các văn bản chuyển đến Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước bằng văn bản giấy thì xử lý như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quản lý văn bản đến, văn bản đi
1. Quản lý văn bản đến
a) Đối với các văn bản chuyển đến Vụ Pháp chế bằng văn bản giấy: Phòng Tổng hợp (Văn thư) có trách nhiệm vào sổ Công văn đến, trình Vụ trưởng cho ý kiến xử lý để chuyển giao cho các phòng, cá nhân có liên quan.
b) Đối với văn bản đến trên hệ thống phần mềm điều hành: Phòng Tổng hợp (Văn thư) vào sổ Công văn đến, trình văn bản điện tử đến Vụ trưởng để chỉ đạo giải quyết trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Kiểm toán nhà nước.
...
Căn cứ trên quy định đối với các văn bản chuyển đến Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước bằng văn bản giấy thì Phòng Tổng hợp (Văn thư) có trách nhiệm vào sổ Công văn đến, trình Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho ý kiến xử lý để chuyển giao cho các phòng, cá nhân có liên quan.
Ngoài ra, đối với văn bản đến trên hệ thống phần mềm điều hành: Phòng Tổng hợp (Văn thư) vào sổ Công văn đến, trình văn bản điện tử đến Vụ trưởng Vụ Pháp chế để chỉ đạo giải quyết trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Kiểm toán nhà nước.
Chỉ phát hành loại văn bản nào của Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước?
Theo điểm b khoản 2 Điều 16 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quản lý văn bản đến, văn bản đi
...
2. Quản lý văn bản đi
a) Văn bản sau khi được cấp có thẩm quyền ký ban hành phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày, chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.
b) Chỉ phát hành văn bản ký thay, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế này.
c) Văn bản đã phát hành cần sửa lại về nội dung, phải do chính người đã ký văn bản đó ký lại văn bản mới hoặc do người trên một cấp ký đính chính bằng một văn bản khác.
d) Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Căn cứ trên quy định chỉ phát hành văn bản ký thay theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quy định về việc ký văn bản
...
2. Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng giao ký thay các văn bản sau:
a) Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được Vụ trưởng phân công phụ trách;
b) Báo cáo thẩm định dự thảo Kế hoạch kiểm toán, dự thảo báo cáo kiểm toán được phân công phụ trách;
c) Các văn bản khác do Vụ trưởng ủy quyền;
d) Khi Vụ trưởng vắng mặt, Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền điều hành công việc của Vụ Pháp chế ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Vụ trưởng.
Lưu ý:
- Văn bản đã phát hành cần sửa lại về nội dung, phải do chính người đã ký văn bản đó ký lại văn bản mới hoặc do người trên một cấp ký đính chính bằng một văn bản khác.
- Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Đối với các văn bản chuyển đến Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước bằng văn bản giấy thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng các phòng nhận văn bản có trách nhiệm xử lý hồ sơ lãnh đạo Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước như thế nào?
Theo điểm c khoản 1 Điều 16 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quản lý văn bản đến, văn bản đi
1. Quản lý văn bản đến
...
c) Trưởng phòng các phòng nhận văn bản có trách nhiệm xử lý, phân công, chỉ đạo tham mưu giải quyết và trình lãnh đạo Vụ theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
...
Căn cứ trên quy định Trưởng phòng các phòng nhận văn bản có trách nhiệm xử lý, phân công, chỉ đạo tham mưu giải quyết và trình lãnh đạo Vụ theo quy định tại Điều 14 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả
1. Lãnh đạo Vụ Pháp chế xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của Phòng.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Vụ Pháp chế về nội dung công việc, Trưởng phòng chủ trì phối hợp với các Phòng có liên quan hoàn chỉnh dự thảo văn bản để trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc triển khai các công việc.
Trường hợp cần thiết, lãnh đạo Vụ Pháp chế yêu cầu lãnh đạo phòng chủ trì hoặc công chức, người lao động có liên quan báo cáo trực tiếp kết quả công việc hoặc họp với phòng chủ trì và đại diện các phòng có liên quan để lấy ý kiến tư vấn trước khi quyết định.
Khi lãnh đạo Vụ Pháp chế vắng mặt từ 01 ngày trở lên, Phòng do lãnh đạo Vụ Pháp chế phụ trách có trách nhiệm tổng hợp các văn bản trình Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền để giải quyết.
2. Đối với công việc do tập thể lãnh đạo Vụ Pháp chế thảo luận trước khi quyết định, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng theo lĩnh vực được phân công, xem xét nội dung và tính chất của từng văn bản, đề án để quyết định:
a) Cho phép Phòng chủ trì trình hoàn thành thủ tục để trình tập thể lãnh đạo Vụ Pháp chế tại phiên họp gần nhất;
b) Giao Phòng trình chuẩn bị thêm nếu xét thấy nội dung chưa đạt yêu cầu;
c) Giao Phòng chủ trì trình làm thủ tục lấy ý kiến các Phòng có liên quan theo quy định của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?