Đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng phương tiện máy bay trong nước được quy định thế nào?
- Việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng đường bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
- Đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng phương tiện máy bay trong nước được quy định thế nào?
- Việc thanh toán tiền đi lại khi tự túc phương tiện công tác đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng đường bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định về thanh toán tiền đi bằng phương tiện vận tải thông thường (đường bộ, đường sắt, đường thủy) như sau:
Thanh toán tiền chi phí đi lại
1. Thanh toán tiền đi bằng phương tiện vận tải thông thường (đường bộ, đường sắt, đường thủy)
a) Người đi công tác được thanh toán cước, phí theo giá quy định khi đi từ nhà hoặc cơ quan đến nơi công tác (cả chiều đi và về) bằng phương tiện vận tải thông thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật (đối với tàu hỏa không phải khoang nằm máy lạnh có 4 giường trở xuống, đối với ô tô không phải Taxi); cước qua đò, phà cho bản thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng đường bộ và cước phí tài liệu, vật dụng phục vụ công tác (nếu có) mà người đi công tác chi trả.
b) Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện (nếu chủ phương tiện không có hóa đơn theo quy định); giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ theo yêu cầu.
c) Trường hợp người đi công tác bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị (ô tô, mô tô, tàu thủy, máy bay quân sự và phương tiện khác), phương tiện do đơn vị thuê hoặc do đơn vị nơi cán bộ đến công tác bố trí thì không được thanh toán tiền tàu, xe.
....
Theo đó, tùy thuộc vào phương tiện mà người trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng công tác theo đường bộ là gì mà việc thanh toán tiền đi lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng phương tiện máy bay trong nước được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định về thanh toán tiền đi bằng phương tiện máy bay trong nước như sau:
Thanh toán tiền chi phí đi lại
...
2. Thanh toán tiền đi bằng phương tiện máy bay trong nước
a) Quy định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước:
- Đối với đối tượng Lãnh đạo cấp cao thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Dành cho cán bộ lãnh đạo đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có hệ số từ 1,3 trở lên; Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Hạng ghế thường (dành cho các đối tượng còn lại): Chỉ huy đơn vị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, xem xét, quyết định cho cán bộ đi công tác bằng phương tiện máy bay bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm trong phạm vi ngân sách được giao.
b) Người đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay; tiền cước phương tiện vận tải thông thường từ nơi xuất phát đến sân bay và ngược lại (nếu cơ quan, đơn vị không bố trí được xe đưa, đón); tiền cước phí hành lý, tài liệu, vật dụng phục vụ cho công tác (nếu có).
...
Theo đó, đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì việc thanh toán tiền đi lại khi công tác bằng phương tiện máy bay trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Việc thanh toán tiền đi lại khi tự túc phương tiện công tác đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 259/2017/TT-BQP về thanh toán tiền khi tự túc phương tiện (kể cả đi bộ) như sau:
Thanh toán tiền chi phí đi lại
...
3. Thanh toán tiền khi tự túc phương tiện (kể cả đi bộ)
Người được cử đi công tác trong trường hợp phải tự túc phương tiện (kể cả đi bộ) cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã, khu vực thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã, khu vực còn lại) thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước ô tô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho quãng đường thực đi. Trường hợp đặc biệt, không có phương tiện vận tải hành khách công cộng thông thường thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 3.500 đồng/km thực đi.
Như vậy, người được cử đi công tác trong trường hợp phải tự túc phương tiệncách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã, khu vực thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã, khu vực còn lại) thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước ô tô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho quãng đường thực đi.
Và trong trường đặc biệt, không có phương tiện vận tải hành khách công cộng thông thường thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 3.500 đồng/km thực đi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?