Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu là gì?
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu được giải thích tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Đội ứng phó ban đầu là các thành viên của lực lượng ứng phó sự cố có trách nhiệm ứng phó ban đầu tại hiện trường.
Theo quy định trên, đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu là các thành viên của lực lượng ứng phó sự cố có trách nhiệm ứng phó ban đầu tại hiện trường.
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu (Hình từ Internet)
Thành lập đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu tại hiện trường là trách nhiệm của ai?
Trách nhiệm thành lập đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu tại hiện trường được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố
1. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử (sau đây được gọi là người đứng đầu cơ sở) có trách nhiệm chính trong công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố tại cơ sở.
2. Tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử có trách nhiệm;
a) Lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố;
b) Thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố hoặc tích hợp trong Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp, bảo đảm thực hiện được đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này (sau đây được gọi là Ban chỉ huy);
c) Xây dựng nguồn nhân lực, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết và đầu tư trang thiết bị (theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này) cho việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó với sự cố phù hợp với điều kiện cụ thể; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hàng năm,
3. Tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố; xây dựng nguồn lực và phối hợp với tổ chức, cá nhân khác theo quy định.
...
5. Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở (sau đây gọi tắt là các cấp) có trách nhiệm:
a) Điều phối cung cấp nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết căn cứ trên các yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố và phù hợp với điều kiện cụ thể;
b) Thành lập đội ứng phó ban đầu tại hiện trường;
c) Tổ chức ứng phó sự cố theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố;
d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hàng năm.
...
Theo quy định trên, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở có trách nhiệm thành lập đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu tại hiện trường.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở còn có trách nhiệm điều phối cung cấp nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết căn cứ trên các yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố và phù hợp với điều kiện cụ thể;
Tổ chức ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố; và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hàng năm.
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Căn cứ để đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu tiến hành các biện pháp ứng phó được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả
1. Đội ứng phó ban đầu căn cứ tình hình cụ thể và mức tiêu chí chung để tiến hành các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả sự cố do nhóm nguy cơ IV gây ra.
2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II, III và IV có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố.
3. Các nguồn lực hỗ trợ ứng phó sự cố các cấp, bao gồm phương tiện kỹ thuật, thông tin liên lạc, thuốc dự phòng, địa điểm sơ tán và các nhu yếu phẩm khác phải đáp ứng việc hỗ trợ ứng phó sự cố đối với các cơ sở, sự cố thuộc nhóm nguy cơ I, II và III.
Theo quy định trên, đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào tình hình cụ thể và mức tiêu chí chung để tiến hành các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả sự cố do nhóm nguy cơ IV gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?