Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
- Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
- Mức trợ cấp và loại gạo được trợ cấp nhằm bảo vệ và phát triển rừng?
- Việc thực hiện trợ cấp gạo thuộc tiểu dự án 1, dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được quy định như thế nào?
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo nhằm bảo vệ và phát triển rừng, thuộc tiểu dự án 1, dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 như sau:
- Về đối tượng được trợ cấp: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực.
- Về tiêu chí được trợ cấp gạo:
+ Thuộc đối tượng nêu trên;
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp đối với đối tượng được hỗ trợ bảo vệ rừng (tại Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT), khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung (Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT), trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ (Điều 20 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT), trồng rừng phòng hộ (Điều 21 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT); hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;
+ Có hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng theo quy định; thực hiện khoán bảo vệ rừng, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp và loại gạo được trợ cấp nhằm bảo vệ và phát triển rừng?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 22 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định về mức trợ cấp và loại gạo được trợ cấp nhằm bảo vệ và phát triển rừng có nội dung như sau:
Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
...
2. Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp (theo giá công bố của địa phương), trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.
...
4. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất ở địa phương.
Như vậy, những đối tượng được hưởng trợ cấp gạo nhằm bảo vệ rừng thuộc Chương trình này có thể nhận được hiện vật là gạo hoặc nhận tiền với giá trị tương đương. Ngoài ra, quy định nêu trên cũng cho chính quyền địa phương quyền tự xem xét lựa chọn loại gạo cho phù hợp với tình hình thực tế mà không cố định bất kỳ loại gạo nào.
Việc thực hiện trợ cấp gạo thuộc tiểu dự án 1, dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định:
Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
...
5. Thực hiện trợ cấp gạo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi cấp thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tùy tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lần trợ cấp, mức trợ cấp từng lần, nhưng tối đa không quá 03 (ba) tháng một lần;
b) Căn cứ vào dự án được duyệt và hướng dẫn tại Thông tư này, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo lập danh sách các hộ gia đình tham gia, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trợ cấp gạo được thực hiện khi hộ gia đình bắt đầu thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, được lập hồ sơ theo Mẫu số 03, Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?