Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những gì? Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài trong bao lâu?
Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những gì?
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật này.
Như vậy, người Việt Nam thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng trên muốn được công nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.
Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài trong bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài như sau:
"Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở
...
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;
c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người nước ngoài bán lại nhà cho người Việt Nam thì người Việt Nam đó được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở đối với hợp đồng mua bán nhà ở giữa người nước ngoài và người Việt Nam được xác định khi nào?
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở giữa người nước ngoài và người Việt Nam được quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2014 được xác định như sau:
- Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.
- Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định Luật này.
Có thể thấy rằng, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp mua bán nhà không phải giữa chủ đầu tư dự án với người mua tính từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, người Việt Nam thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và phải đáp ứng điều kiện để được công nhận sở hữu nhà ở. Trong trường hợp người nước ngoài muốn bán lại nhà cho người Việt Nam thì thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam đó được xác định là hình thức sở hữu nhà ở ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?