Đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp gồm những ai? 15 tuổi có thể đăng ký học trình độ sơ cấp hay không?
Đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) như sau:
Đối tượng và hình thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
Như vậy, theo quy định hiên nay thì người tủ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học thì có thể được tuyển sinh để đào tạo trình độ sơ cấp.
Với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì còn có thể được tuyển sinh đối với người dưới 15 tuổi.
Đồng thời, cũng theo quy định nêu trên thì hình thức tuyển sinh trình độ sơ cấp là xét tuyển chứ không có thi tuyển.
Tuyển sinh trình độ sơ cấp
Yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp là gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) người học sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp thì phải đạt được những yêu cầu về năng lực sau đây:
Về kiến thức:
- Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
- Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
Về kỹ năng:
- Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu;
- Biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan;
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
Yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể sau đây:
Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
1. Yêu cầu về chương trình đào tạo
a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;
b) Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun, tín chỉ tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;
d) Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;
đ) Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun, tín chỉ để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;
e) Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;
g) Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun, tín chỉ và của chương trình đào tạo;
h) Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Countdown 2025 Quảng Trị diễn ra như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Trị chào đón Tết Dương lịch 2025?
- Hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì phải xin cấp giấy phép xây dựng mới đúng không?
- Mẫu quy chế quản lý công nợ? Vì sao phải xây dựng quy chế quản lý công nợ? Tải mẫu quy chế mới nhất?
- Lịch Countdown 2025 Ninh Bình chi tiết như thế nào? Điểm bắn pháo hoa Tết Dương 2025 Ninh Bình ở đâu?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng từ 1/4/2025 cho Sở Công Thương?