Đối tượng nào phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc và Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì đối với việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc?
Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
...
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
- Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc?
Căn cứ khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
...
Theo đó, các đối tượng sau đây phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc:
- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
- Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì đối với việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;
b) Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này;
c) Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch;
d) Quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này;
đ) Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn để xem xét nguyên nhân khi có tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm sau:
- Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này gồm:
Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
- Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này bao gồm:
Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch.
- Quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này;
- Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn để xem xét nguyên nhân khi có tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất? 07 Hình thức khám sức khỏe?
- Năm 2025 người điều khiển xe gắn máy không mang theo bảo hiểm xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Cảnh sát nhân dân 2025? Phương thức xét tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân 2025?
- Công thức định luật bảo toàn năng lượng? Ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng? Định luật bảo toàn năng lượng là gì?
- Hướng dẫn điền mẫu đơn nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Tải về Mẫu đơn nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 file word?