Đối tượng nào phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu? Hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế bảo vệ môi trường hay không?
Đối tượng nào phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu?
Hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế bảo vệ môi trường hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
2.1. Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.
2.2. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hóa vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hóa tại Việt Nam.
2.3. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Theo đó, đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
(1) Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC.
(2) Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là khi nào?
Theo Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Theo đó, khoản 3 Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp đối với xăng dầu nhập khẩu để bán ra.
Dẫn chiếu theo Điều 3 Công văn 1199/BTC-TCT quy định như sau:
Về Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan:
“3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này”.
Căn cứ quy định nêu trên thì:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc hàng hóa trong nước xuất bán vào khu phi thuế quan tiêu dùng trong khu phi thuế quan không phải xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
Cơ quan Hải quan căn cứ vào hồ sơ hải quan của hàng hóa để xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu thì hồ sơ hải quan là hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường thì hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là hồ sơ hải quan và thời hạn kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường là thời hạn kê khai nộp thuế nhập khẩu của hàng hóa đó thuộc diện chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Các trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thì thuộc đối tượng không phải nộp thuế BVMT như quy định tại điểm 2.4 Thông tư số 152/2011/TT-BTC nêu trên. Cơ quan hải quan không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài khi nhập khẩu. Đối với hàng hóa là nguyên liệu tiêu hao thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, sau khi thực hiện thanh khoản hàng gia công theo quy định tại Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính thì thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa này theo quy định.
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải chịu thuế bảo vệ môi trường thì thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan (đăng ký khai thuế bảo vệ môi trường).
Hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế bảo vệ môi trường hay không?
Theo Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
Hoàn thuế
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong một số trường hợp sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
4. Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài.
5. Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong những trường hợp được quy định nêu trên thì người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp, cụ thể:
+ Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
+ Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
+ Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài.
+ Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?