Đối tượng nào phải giảm nhẹ thải khí nhà kính? Lĩnh vực nào phải lập danh mục kiểm kê khí nhà kính?
Đối tượng nào phải giảm nhẹ thải khí nhà kính?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Đối tượng nào phải giảm nhẹ thải khí nhà kính
Lĩnh vực nào phải lập danh mục kiểm kê khí nhà kính?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính như sau:
- Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
+ Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
+ Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
+ Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, tổng hợp, xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; định kỳ 02 năm một lần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan định kỳ hai năm một lần thực hiện:
+ Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, rà soát số liệu tiêu thụ năng lượng, công suất, quy mô của cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính của năm trước năm rà soát;
+ Cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực liên quan trước ngày 30 tháng 6 kể từ năm 2023.
Lộ trình giảm nhẹ khí thải nhà kính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
- Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan định kỳ cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025; thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
- Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
+ Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
+ Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
- Khuyến khích các dự án đầu tư mới áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính hoặc tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
+ Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
+ Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
+ Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
+ Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản đồ điều tra thực địa có nội dung gì? Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu theo quy định?
- Quan trắc ô nhiễm đất là gì? Đối tượng quan trắc ô nhiễm đất là loại đất nào theo quy định pháp luật?
- Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính nào? Trường hợp nào phải thực hiện đo đạc lập lại bản đồ địa chính?
- Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không?
- Phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là những gì? Điều kiện phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là gì?