Đối tượng nào được xét tặng kỷ niệm chương năm 2023 theo quy định? Hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương gồm những gì?
Đối tượng nào được xét tặng kỷ niệm chương?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ bao gồm: Các vụ chức năng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Sở Nội vụ, Ban Tổ chức - Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức công tác trong lĩnh vực tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại HĐND, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”:
Lãnh đạo và thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Cán bộ, công chức công tác tại Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố; công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.
Cán bộ, công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại HĐND - UBND các xã, phường, thị trấn; HĐND - UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; HĐND - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Ban Dân tộc - Tôn giáo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức làm công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo hoặc liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại các tại các cơ quan, ban, ngành như: Dân vận, Mặt trận tổ quốc, Công an, Quân đội, Ngoại giao, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh từ trung ương đến địa phương.
Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia công tác trong các Tổ công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp được tính vào thời gian kiêm nhiệm làm công tác tôn giáo.
d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:
Công chức, viên chức, người lao động công tác ở các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Chi cục Văn thư, Lưu trữ.
Công chức, viên chức, người lao động chuyên trách, kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cán bộ, công chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp tỉnh, cấp huyện; viên chức quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức, viên chức, người lao động chuyên trách, kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân."
Như vậy, đối tượng được quy định nêu trên sẽ được xét tặng kỷ niệm chương nếu đủ điều kiện.
Đối tượng nào được xét tặng kỷ niệm chương năm 2023 theo quy định? Hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương gồm những gì? (Hình từ internet)
Đối tượng nào chưa được xét tặng kỷ niệm chương?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định về đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
3. Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương được quy định như trên
Hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, số lượng 02 bộ gồm:
a) Tờ trình đề nghị của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV);
c) Bản khai thành tích và quá trình công tác đối với cá nhân trong ngành (theo mẫu tại Phụ lục V);
d) Những trường hợp thuộc diện ưu tiên xét tặng được quy định tại Điều 10 Thông tư này kèm theo bản sao Quyết định khen thưởng và Bằng công nhận.
2. Lưu hồ sơ: 01 bộ lưu tại đơn vị đề nghị; 01 bộ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ."
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương được quy định như trên
Những đối tượng nào chưa được xét tặng Kỷ niệm chương?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định những đối tượng sau chưa được xét tặng Kỷ niệm chương:
- Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm những loại văn bản nào? Thực hiện xây dựng và tổ chức thi hành như nào?
- Mẫu Giấy mời liên hoan cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Doanh nghiệp có phải thưởng cho người lao động trong dịp liên hoan cuối năm?
- Bản án dân sự là gì? Trách nhiệm của cơ quan thi hành án khi Tòa án yêu cầu thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án dân sự?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm của cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
- Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành như thế nào?