Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Nếu vi phạm quy định về sử dụng thẻ nhà báo thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?
Theo Điều 26 Luật Báo chí 2016 quy định về đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo như sau:
"Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí."
Như vậy, bạn làm nhân viên bảo vệ cho công ty sẽ không thuộc trường hợp đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định trên. Do đó bạn không được xét cấp thẻ nhà báo.
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Nếu vi phạm quy định về sử dụng thẻ nhà báo thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo là gì?
Theo Điều 27 Luật Báo chí 2016 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo là:
"Điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.
3. Các trường hợp sau đây không được xét cấp thẻ nhà báo:
a) Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
e) Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ."
Vi phạm quy định về sử dụng thẻ nhà báo thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, điểm a, b, c, d, đ, điểm g khoản 8 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, về vi phạm quy định về hoạt động bao chí, sử dụng thẻ nhà báo như sau:
"Điều 6. Vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí;
b) Phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí của phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại Việt Nam mà không có thẻ phóng viên nước ngoài hợp lệ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp;
c) Người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan công tác của người thuộc diện phải nộp lại thẻ nhà báo không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc không thông báo bằng văn bản đối với các trường hợp: Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
d) Người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ nhà báo (trừ trường hợp có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi mất thẻ về việc bị mất thẻ) trong các trường hợp sau: Khi cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo; đã nghỉ hưu; đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
đ) Người đứng đầu cơ quan báo chí cử hoặc giao quyền cho cấp dưới cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;
e) Nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí đang công tác.
g) Người đứng đầu cơ quan báo chí có hành vi yêu cầu hoặc giao quyền cho cấp dưới có hành vi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mạo danh nhà báo, phóng viên;”.
b) Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;
c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi.”
Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, điểm e khoản 8 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung về vi phạm quy định về hoạt động bao chí, sử dụng thẻ nhà báo là:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?