Đối tượng nào được Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí? Giám đốc Trung tâm có được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh không?
Đối tượng nào được Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí?
Đối tượng được Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí được quy định tại Điều 10 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí
Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.
Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức tổ chức tư vấn pháp luật
Tổ chức chủ quản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí bao gồm: thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật.
Đối tượng nào được Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn luật miễn phí? (Hình từ Internet)
Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật có được đồng thời kiêm nhiệm chức danh Trưởng Chi nhánh của Trung tâm không?
Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư), kế toán, thủ quỹ. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.
2. Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
3. Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.
Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
Theo quy định thì Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật không được đồng thời kiêm nhiệm chức danh Trưởng Chi nhánh của Trung tâm.
Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật có phải bao gồm tên của tổ chức chủ quản không?
Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:
Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Tổ chức chủ quản ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:
a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi cả nước.
Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương mình.
Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở đó.
3. Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản. Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ hai Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.
Như vậy, theo quy định, tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản.
Lưu ý: Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ hai Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?