Đối tượng nào được gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc? Ai có quyền gia hạn thời gian lưu hành?
- Đối tượng nào được gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc?
- Ai có quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc?
- Hồ sơ, trình tự thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc được thực hiện ra sao?
- Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm có những loại nào?
Đối tượng nào được gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc
1. Đối tượng: Phương tiện của Trung Quốc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu có lý do chính đáng được gia hạn 01 lần với thời hạn không quá 10 ngày.
...
Đối chiếu quy định trên, đối tượng sau đây được gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc: Phương tiện của Trung Quốc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu có lý do chính đáng được gia hạn 01 lần với thời hạn không quá 10 ngày.
Đối tượng nào được gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc? (Hình từ Internet)
Ai có quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc
...
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện đang lưu hành.
...
Theo đó, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện đang lưu hành có quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc.
Hồ sơ, trình tự thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc
...
3. Thành phần hồ sơ:
a) Giấy đề nghị gia hạn theo Mẫu số 12 Phụ lục III của Nghị định này;
b) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc (bản chính).
4. Trình tự, thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện đang lưu hành;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của Trung Quốc. Trường hợp không gia hạn, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị gia hạn theo Mẫu số 12 Phụ lục III của Nghị định này;
- Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc (bản chính).
Trình tự thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện đang lưu hành;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của Trung Quốc. Trường hợp không gia hạn, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm có những loại nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là giấy phép được quy định tại Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 11 tháng 10 năm 2011 gồm:
1. Giấy phép vận tải loại A: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.
2. Giấy phép vận tải loại B: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước và xe công vụ.
3. Giấy phép vận tải loại C: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.
4. Giấy phép vận tải loại D: Cấp cho phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm.
5. Giấy phép vận tải loại E: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.
6. Giấy phép vận tải loại F: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước và xe công vụ.
7. Giấy phép vận tải loại G: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.
Theo quy định cụ thể trên, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm các loại A, B, C, E, F, G.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?