Đối tượng nào được công nhận danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'? Hồ sơ xét duyệt và đề nghị được công nhận là 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng' ra sao?

Đối tượng nào được công nhận danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"? Bà nội tôi sinh năm 1901, có một người con trai là liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Bà nuôi một người cháu ngoại từ khi lọt lòng. Năm 1968 cháu hy sinh được phong tặng liệt sỹ. Vậy bà nội tôi có được công nhận là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo quy định mới của Nhà nước hay không?

Đối tượng nào được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 2. Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.
Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.
Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.
Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng."

Như vậy, theo quy định trên thì bà nội anh chỉ có một người con là liệt sĩ, thì chưa thỏa điều kiện được công nhận là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng

Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng

Hồ sơ xét duyệt và đề nghị được công nhận là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ra sao?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 4. Hồ sơ xét duyệt và đề nghị
1. Hồ sơ xét duyệt, gồm:
a) Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH;
b) Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH;
c) Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng."

Chế độ ưu đãi đối với "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 3. Chế độ ưu đãi
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp."

Theo đó, người được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được hưởng những chế độ như trên.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đang chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhà nước hỗ trợ gì không?
Pháp luật
Thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng những chế độ gì? Mức tiền thưởng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Pháp luật
Khi bà mẹ Việt Nam anh hùng qua đời thì người được hưởng các khoản trợ cấp của nhà nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhận mức tiền thưởng và trợ cấp năm 2024 là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có phải danh hiệu vinh dự Nhà nước không? Thời gian xét tặng danh hiệu?
Pháp luật
Mức quà tặng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có được xét tặng vào Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12?
Pháp luật
Người cao tuổi là Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì có thể được giảm giá vé tàu lửa bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Bà mẹ Việt Nam anh hùng có được giảm giá vé khi đi tàu hỏa không? Nếu có được hỗ trợ giảm giá vé bao nhiêu?
Pháp luật
Thân nhân được nhận trợ cấp gì khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất? Mức hưởng trợ cấp cụ thể là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bà mẹ Việt Nam anh hùng
4,180 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bà mẹ Việt Nam anh hùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào