Đối tượng nào được cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Đối tượng nào được cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm?
Đối tượng được cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm quy định ở Mục 2 Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
Đối tượng cho vay
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh)
2.2. Người lao động
Theo đó, đối tượng được cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm gồm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Người lao động.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm quy định Mục 3 Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
Nguyên tắc cho vay
3.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
3.2. Khách hàng vay vốn phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Như vậy, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
- Khách hàng vay vốn phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
(Hình từ Internet)
Lưu ý: Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn NHCSXH huy động; áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân thuộc NHCSXH, khách hàng vay vốn NHCSXH để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo phương thức nào?
Phương thức cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm quy định theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
Phương thức cho vay và thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn
9.1. Phương thức cho vay
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).
b) Đối với người lao động
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay;
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý; Nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo quy định hiện hành của NHCSXH.
9.2. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn
a) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt;
b) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình): Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
c) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét, phê duyệt.
Như vậy, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo phương thức sau:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).
Đối với người lao động
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay;
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý; Nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm:
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 ra sao?
- Mẫu hợp đồng thuê nhà chuẩn, mới nhất 2025? Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà chuẩn, mới nhất 2025 ở đâu?
- Lời chúc Tết Dương lịch cho khách hàng, đối tác ý nghĩa? Người lao động được thưởng bao nhiêu tiền vào ngày Tết Dương lịch?
- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử hay trên giấy? Quy định về việc khai bổ sung đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan?
- Xây dựng Quy chế tiền thưởng năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức như thế nào? Lưu ý khi xây dựng Quy chế tiền thưởng?