Đối tượng nào được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước? Ai có quyền ký Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước?
Đối tượng nào được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước?
Căn cứ Điều 27 Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Đối tượng được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Những người đạt yêu cầu kỳ thi theo Quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
2. Những người đủ điều kiện miễn thi theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Dẫn chiếu đến Điều 11 Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Kết quả thi
Người dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước đạt kết quả môn thi từ 5 điểm trở lên chấm theo thang điểm 10 thì đạt yêu cầu kỳ thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Ngoài ra, theo Điều 9 Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Điều kiện miễn thi
Người đăng ký dự thi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này và có các chứng chỉ kế toán, kiểm toán sau được miễn thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước:
1. Chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập (Chứng chỉ CPA Việt Nam);
2. Chứng chỉ Hiệp hội kế toán công chứng Anh (Chứng chỉ ACCA);
3. Chứng chỉ Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (Chứng chỉ CPA Australia);
4. Chứng chỉ Viện Kế toán công chứng Anh Quốc và xứ Wales (Chứng chỉ ICAEW).
Đối chiếu quy định trên, như vậy, đối tượng được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước bao gồm:
- Những người đạt yêu cầu kỳ thi theo Quy định tại Điều 11 nêu trên của Quy chế.
- Những người đủ điều kiện miễn thi theo quy định tại Điều 9 nêu trên của Quy chế.
Đối tượng nào được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước? (Hình từ Internet)
Ai có quyền ký Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Quy trình cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Căn cứ vào báo cáo kết quả thi, xét điều kiện miễn thi và Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng thi về việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ lập hồ sơ những người đủ điều kiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước ký Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
3. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
4. Người được nhận Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ký nhận vào sổ theo dõi nhận chứng chỉ.
5. Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước chỉ được cấp 01 lần. Đối với trường hợp Chứng chỉ bị mất, rách, bị hư hỏng, căn cứ vào Đơn xin cấp bản sao Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị và hồ sơ liên quan đến việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán nhà nước cấp bản sao Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước từ sổ gốc.
Hồ sơ gồm có: Đơn xin cấp bản sao Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị, trong đó nêu rõ Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước bị mất hoặc bị rách, bị hư hỏng và nộp lại Chứng chỉ bị rách, bị hư hỏng kèm theo.
Như vậy, Tổng Kiểm toán nhà nước ký Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Việc quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước được quy định ra sao?
Theo quy định Điều 30 Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ: Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác tổ chức cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định, cụ thể:
a) In, phát hành và quản lý phôi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
b) Thẩm định hồ sơ và trình Tổng Kiểm toán nhà nước cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; thống kê, theo dõi việc cấp, cấp bản sao và thu hồi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
c) Lưu giữ tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán:
a) Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định.
b) Lưu giữ tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan đến kỳ thi theo Quy chế thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán nhà nước.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong công tác tổ chức cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định.
Theo đó, trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và trách nhiệm của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trong việc quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?